5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thanh Sơn
* Vị trí địa lý:
Thực hiện Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp các huyện Thanh Sơn và Yên Lập cùng tỉnh; Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp huyện Tân Sơn cùng tỉnh; Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ và tỉnh Hòa Bình.
Thanh Sơn nằm trên trục Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái và tuyến Quốc lộ 70B đi Hòa Bình, Sơn La. Trên địa bàn huyện có 6 tuyến đường tỉnh: 313, 313D, 316, 316C, 316D và 317. Với 02 tuyến Quốc lộ và 6 tuyến đường tỉnh trên, Thanh Sơn ở vị trí khá thuận lợi về giao thông. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa lý đó, Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi. Vị trí đó tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực.
* Địa hình:
Về cơ bản Thanh Sơn là huyện có địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị chia cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và sông suối nhỏ. Địa hình đó cũng tạo cho Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.