Định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thanh Sơn

Một là, quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn.

Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN của Huyện phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương.

Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý chi NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.

Bốn là, quản lý chi NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công.

Năm là, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương.

4.1.2.Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thanh Sơn thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.

Tăng cường quản lý NSNN luôn được xem là một vấn đề cấp bách trong điều hành ngân sách cấp huyện hiện nay, được thực hiện trong mọi lĩnh vực của quản lý NSNN cấp huyện. Do vậy cần xác định những mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước như sau:

+ Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT- XH địa phương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giai đoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH.

+ Chi NSNN phải ưu tiên đầu tư lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ nhằm chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét hai lĩnh vực này. Ngoài ra cần ưu tiên để chi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao.

+ Cần bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư các khoản chi ngân sách.

+ Quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện môi trường cho sản xuất phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu người nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.

+ Thực hiện việc chi tiêu quốc gia theo đúng nguyên tắc của ngân sách, trọng tâm chủ yếu của nguyên tắc ngân sách chính là sử dụng quyền cưỡng bách của Quốc hội do Hiến pháp quy định để đảm bảo trong giới hạn tài nguyên kinh tế mà Chính phủ đã đạt được do Quốc hội phê chuẩn, những hoạt động của Chính phủ sẽ mang lại lợi ích cụ thể và to lớn cho dân chúng trong nước với những chi phí tối thiểu.

+ Quản lý chi NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trong trường hợp còn bội chi thì số chi nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)