Nhóm giải pháp chung về NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp chung về NSNN

4.2.2.1. Tăng cường và bồi dưỡng nguồn thu ngân sách

Giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng, chỉ có thể tăng thu mới đảm bảo cân đối chi. Trong này cần tập trung vào các nội dung: tăng cường quản lý và chống thất thu thuế, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu mới, tăng cường bộ máy quản lý thu thuế. Để thực hiện các cấp chính quyền phải tăng cường chỉ đạo phối hợp các ngành để xác định dự toán thu chính xác. Giúp ngành thuế tăng cường kỷ cương, kỷ luật thuế đảm bảo nghiêm minh và công bằng, xử lý nghiêm trường hợp trốn thuế. Chính sách ưu đãi khuyến khích liên quan đến thuế phải phù hợp thẩm quyền, chính sách huy động sức dân phải được tính toán cân nhắc trong các mối quan hệ chặt chẽ. Tích cực tham gia, đóng góp Chính phủ ban hành chính sách thuế mới.

4.2.2.2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách

Trước hết, nguyên tắc sử dụng ngân sách tiết kiệm lên hàng đầu, rà soát tính toán khoa học điều chỉnh định mức chi mới phù hợp nhưng tinh thần phải hết sức tiết kiệm, vừa đảm bảo hoạt động cơ bản vừa đảm bảo yêu cầu của địa phương và thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tích cực khai thác thêm nguồn thu để đảm bảo hoạt động, chống tư tương nhà nước phải đảm bảo 100 % chi hoạt động. Thắt chặt kỷ luật tài chính xử lý kiên quyết và nghiêm khắc đối với những trường hợp tham nhũng. Cần làm rõ những nguyên nhân gây thua lỗ của doanh nghiệp, dự án không có hiệu quả. Mặt khác, phải thực hiện tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng lực chọn đúng các trọng điểm chi phục vụ có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

Trong điều kiện khả năng ngân sách còn có hạn cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và đặc biệt sử dụng ngân sách có tác dụng như nguồn vốn " mới " tạo tiền đề căn bản để huy động thêm nguồn lực khác của xã hội.

Ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đầu tư cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng mức chi cho khoa học công nghệ…

Cần tăng chi thường xuyên ở mức hợp lý, đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa trên tất cả các lĩnh vực để huy động thêm sự đóng góp của toàn xã hội, thực hiện khoán chi hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Nghiên cứu xây dựng thí điểm đề án khoán kinh phí xe công.

Trong chi đầu tư phát triển cần sớm khắc phục tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải khiến cho công trình chậm đưa vào sử dụng, chống thất thoát trong chi đầu tư XDCB và nâng cao chất lượng các công trình xây dựng từ nguồn ngân sách.

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác giám sát tài chính, thường xuyên kiểm tra, hưỡng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin, bảo đảm hoạt động chi tiêu công khai minh bạch, đúng định mức, chế độ quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)