Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Những kết quả đạt được

Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thanh Sơn trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên điều đó thể hiện sự tập trung lãnh chỉ đạo công tác thu NSNN để đáp ứng tốt các nhiệm vụ chi NSNN, hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và nâng cao trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.

* Đối với quản lý chi đầu tư phát triển:

Đây là nội dung chi được huyện đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi đầu tư phát triển được thể hiện cụ thể như sau:

Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngày từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.

Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh và Huyện đề ra. Quá

trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm ra tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho huyện trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tâng kỹ thuật đô thi của huyện, chỉnh trang đô thi, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường lớp học…; ngoài ra vốn đầu tư còn bố trí để thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của huyện như: xóa đói giảm nghèo, kiên có hó kênh mương, giao thông nông thôn và nâng cấp đền đường, đèn chiếu sáng đô thị…

Huyện đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

+ Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân sách.

+ Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện, cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ các Ban quản lý xã, thị trấn.

+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn: Lập dự án, thiết kế dự toán, thi công, giám sát.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế tổng dự toán, thẩm định quyết toán…

+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng công trình.

Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư phát triển phân cấp cho huyện còn hạn hẹp, song huyện cũng tìm mọi biện pháp để tăng thêm nguồn vốn đầu tư. Đề xuất, kiến nghị với tỉnh Phú Thọ và Trung ương trong việc bổ sung thêm vốn đầu tư cho huyện để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái của huyện.

* Đối với quản lý chi thường xuyên:

Kết quả quản lý chi thường xuyên ở huyện Thanh Sơn được thể hiện như sau: Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện. Ngoài các khoản chi thường xuyên,

ngân sách huyện đã đáp ứng các nhu cầu chi có tính đột xuất nhất là chi khắc phục thiên tại, lũ lụt, cứu đói và các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng ngân sách ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị dự toán trong năm ngân sách.

Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước được đổi mới, chú trọng mục tiêu phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi, chương trình phổ cập giáo dục các bậc học, chương trình giảm nghèo bền vững, xây dưng nông thôn mới… Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và thu hưởng ngân sách từ các khoản chi thường xuyên đã có ý thức trong việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm và hạn chế được tiêu cực.

Các đơn vị thực hiện khoán kinh phí hành chính theo Nghị định 130 của Chính phủ bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công tác. Chủ động sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình nghiệp vụ, xây dựng quy trình nghiệp vụ theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 như: Văn phòng HĐND & UBND huyện; Chi cục Thuế; KBNN

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từng bước tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức từ đó thu nhập của cán bộ công chức được nâng lên.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43 của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự chủ tài chính. Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Chú trọng nguồn thu sự nghiệp và tiết kiệm chí phí hành chính để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)