Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 46 - 49)

4.1.3.1. Phát triển kinh tế xã hội

- Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo giá cố định năm 2010) thực hiện 9.737 tỷ đồng, đạt 76,95% kế hoạch, tăng 9,27% so với cùng kỳ.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.496 tỷ đồng, đạt 76,53% kế hoạch, tăng 9,07% so với cùng kỳ.

+ Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại đạt 4.501 tỷ đồng, đạt 77,34% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ.

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản đạt 740 tỷ đồng, đạt 77,16% kế hoạch, tăng 0,82% so với cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 455 tỷ 798 triệu đồng, đạt 111,2% dự toán tỉnh giao, đạt 101,3% dự toán huyện giao, bằng 107,9% so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 11,17%, giảm 1,65% so với cùng kỳ.

- Giải quyết việc làm mới cho 3.072 lao động, đạt 76,8% kế hoạch tỉnh giao. - Số Giấy chứng nhận QSD đất được cấp: 175 giấy.

- Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom trong ngày: 99%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 100%.

- An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

4.1.3.2. Dân số và nguồn lao động

Dân số: Dân số của huyện năm 2019 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2; dân số đô thị chiếm 2,0%; tỷ lệ về giới nữ giới chiếm 51,62%. Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2017-2019 là 1,04%/năm.

Lao động: Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện trong thời gian qua cũng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, từ năm 2017-2019 tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp trong tổng lao động xã hội đã giảm được 4,96%, lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 0,71% và lao động dịch vụ tăng 4,25%. Mặc dù vậy, cho đến nay số lao động làm việc trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%), số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn ít nên năng suất lao động chung của huyện còn thấp (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

4.1.3.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Giao thông. Hệ thống các công trình giao thông đã hợp lý, đáp ứng được yêu cầu vận tải, đi lại, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Đường sắt dài 6,5 Km, diện tích chiếm đất là 7,15 ha. Quốc lộ 1A dài 6,6 Km, đã được Nhà nước và các tổ chức đầu tư, nâng cấp mở rộng, rải nhựa theo tiêu chuẩn quốc gia. Quốc lộ 10 dài 13,3 Km, diện tích chiếm đất 17,96 ha. Đường tỉnh, huyện lộ dài 57,7 Km, một số tuyến đường đã được giải nhựa, thuận lợi cho việc đi lại. Đường xã, thôn, xóm có tổng chiều dài là 653 Km, diện tích chiếm đất 764,38 ha được bố trí hợp lý trên địa bàn 27 xã, thị trấn trong huyện, một số đoạn rải đá cấp phối và đổ bê tông, phần lớn nền và mặt đường vẫn là đất tại chỗ.

Thuỷ lợi: Trên địa bàn có 64,8 Km kênh tưới cấp I (gồm các kênh B3, B4, kênh Bắc và kênh dẫn của 44 trạm bơm tưới). Đã được kiên cố hoá 5,5 Km, còn lại chưa được kiên cố hoá. Kênh tưới nội đồng huyện có 357 Km mương nội đồng nằm trên địa bàn 26 xã và thị trấn có đất sản xuất nông nghiệp. Có 44 trạm bơm tưới với tổng công xuất là 95000 m3/h thường xuyên hoạt động. Ngoài các hệ thống tiêu như sông Trà Giang, nước xanh, kênh 10 xã, kênh 5 xã còn có 310 Km kênh tiêu cấp I, cấp II và nội đồng, chủ yếu đào đắp bằng đất. Ngoài ra có 3 trạm bơm tiêu với tổng công xuất là 9.500 m3/h. Hệ thống đê biển dài 10 Km, mái đê phía biển đã được lát bê tông 6 Km, còn 4 Km chưa được bê tông và đắp tôn cao. Hệ thống đê hữu sông Lèn, dài 32 Km, trong đó có 20 Km đã được đắp tôn cao đúng tiêu chuẩn thiết kế. Hệ thống đê tả sông Lạch Trường, dài 10 Km, t rong đó có 5 Km đã được tôn cao đúng tiêu chuẩn thiết kế. Hệ thống đê tả sông Cầu Sài dài 3,5 Km trên địa bàn xã Thuần Lộc. Hệ thống đê tả hữu Kênh De dài 12,5Km, đã được đắp tôn cao, đảm bảo yêu cầu thông số kỹ thuật.

Giáo dục, đào tạo. Hệ thống giáo dục gồm: 4 trường trung học phổ thông, 1 trường Bổ túc văn hoá, 28 trường trung học cơ sở, 34 trường Tiểu học và hệ thống trường mầm non ở các thôn...

Y tế. Hiện có 1 bệnh viện trung tâm (trên địa bàn Thị trấn), 27 trạm y tế xã, thị trấn. Số giường bệnh bình quân là 8,8 giường/1 vạn dân, tỷ lệ bình quân 2,5 bác sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ xã có bác sỹ là 74%.

Văn hoá - Thể dục, thể thao. Đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cũng như giáo dục truyền thống qua các ngày kỷ niệm lớn. Nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Đến nay toàn huyện có 187 nhà văn hoá, 105 thư viện và phòng đọc sách báo làng.

Hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư phát triển toàn huyện, có 68

trạm biến áp hạ thế, công xuất mỗi trạm từ 100 - 300 KVA, 100% số hộ đã có điện sinh hoạt.

Bưu chính viễn thông. Mạng lưới bưu điện đã được hình thành trong toàn huyện. Số máy điện thoại trong toàn huyện là 4.850 máy, bình quân 15,8 máy/1000 dân (UBND huyện Hậu Lộc, 2020).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w