Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 87)

Lựa chọn đúng những người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng; bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho cán bộ phát huy tốt nhất khả năng của mình.Quy định chặt chẽ các điều khoản trong quy trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin đất đai trên địa bàn huyện, tiến tới công khai hóa thông tin đất đai. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính một cách đồng bộ, chi tiết, đảm bảo dữ liệu biến động đất đai trên địa bàn huyện được cập nhật và chỉnh lý thường xuyên, liên tục, kịp thời cập nhật biến động đất đai, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất góp phần tạo điều kiện cho việc tìm kiếm dữ liệu thông tin đất đai của người dân được dễ dàng, thuận tiện.

Đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý đất đai với mục tiêu quản lý được hiệu quả hơn; Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin như: đường truyền mạng, trang thiết bị phục vụ lưu trữ dữ liệu, vận

hành dữ liệu và các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý đất đai.

Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và thời gian tiếp theo là hoàn thành bộ cơ sở dữ liệu đất đai; Phát triển toàn diện để dữ liệu có thể cung cấp được cho các ngành như Thuế, du lịch, xây dựng, ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài; Tạo điều kiện cho chủ sử dụng đất thực hiện các giao dịch qua hệ thống mạng internet.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, có địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 9.737 tỷ đồng, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.496 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại đạt 4.501 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản đạt 740 tỷ đồng. Dân số của huyện năm 2019 là 195.893 người; mật độ dân số bình quân đạt 1.365 người/km2. Nhìn chung, huyện Hậu Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc cơ bản đã theo đúng quy định pháp luật về đất đai. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện với tổng diện tích tự nhiên là 14.370,8 ha trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 9.647,9 ha chiếm 67,14%, diện tích đất phi nông nghiệp là 4.357,5 ha chiếm 30,32%, diện tích đất chưa sử dụng là 365,4 ha chiếm 2,54%.

3. Tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc giai đoạn 2017-2019 như sau: Huyện Hậu Lộc tiếp nhận tổng số 10.259 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở; Thực hiện quyền Tặng, cho là 1.549 hồ sơ; Thực hiện quyền thừa kế là 1066 hồ sơ; Thực hiện quyền thế chấp là 12674 hồ sơ. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất như: Tác động của thị trường bất động sản; Tác động của thị trường tài chính; Tác động của hoạt động tín dụng.

Đánh giá của người dân khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất: Đa số người dân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở là để chuyển đến nơi ở mới có 11 ý kiến (chiếm 36,67%); lấy tiền gửi tiết kiệm 8 ý kiến (chiếm 26,67%); đầu tư sản xuất, kinh doanh 3 ý kiến (chiếm 10,00%); Đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở từ bố mẹ chiếm 90% số hộ được điều tra, (27 trường hợp) chỉ có 10% trường hợp nhận tặng cho từ anh (chị, em) ruột và trường hợp khác. Các đối tượng nhận thừa kế từ bố mẹ chiếm tỷ lệ lớn 80,00% số hộ được điều tra, 10 % còn lại nhận thừa kế từ anh, (chị, em) ruột. Tại huyện Hậu Lộc, thực hiện quyền thừa kế theo đúng pháp luật chiếm 60% số hộ được điều tra. Trong số 30 hộ dân trả lời về thế chấp quyền sử dụng đất, có 63,34% số hộ vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, 13,33% số hộ vay vốn để đầu tư bất động sản, 23,33% số hộ còn lại vay vốn để trả nợ, đầu tư bất động sản, cho con học hành và các lý do khác.

Đánh giá của công chức, viên chức liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc: Có 34 ý kiến cho rằng khó khăn của người dân khi thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp đều là do người dân không có giấy tờ đầy đủ hoặc giấy tờ liên quan tới nhân thân thường không khớp nhau và do người dân không nắm rõ được quy trình thủ tục nên phải đi lại nhiều lần (chiếm 82,35%). 23 ý kiến đánh giá người dân là có hiểu biết về pháp luật đất đai (chiếm 67,65%). Nhìn chung, người dân chưa nắm được các quy trình thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cơ sở vật chất, hệ thống bản đồ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính chưa đáp ứng phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện công tác này. Quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục còn chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng chuyên môn, Chi cục thuế và các phòng ban khác liên quan.

4. Để nâng cao việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Giải pháp chính sách; Giải pháp cải cách thủ tục hành chính; Giải pháp tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật; Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động các quyền sử dụng đất; Giải pháp về nhân lực; Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất, bên cạnh các vấn đề cần thiết nêu trên, việc cải thiện cách quản lý nhà nước về đất đai tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt các quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân; minh bạch hoá các thông tin về đất đai, minh bạch các quy định trong việc xử lý hồ sơ giao dịch về QDĐ sẽ góp phần rất nhiều thúc đẩy thị trường nhà đất phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện.

Từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên môn của huyện, xã, thị trấn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai có đủ trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, ký luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ. Có giải pháp để xây dựng ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức về công tác cải cách hành chính, hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho tổ chức và người dân khi thực hiện công việc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2012 tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Chính phủ (2014a). Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Chính phủ (2014b). Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai.

Chính phủ (2014c). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất.

Chính phủ (2014d). Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: Quy định về thu tiền sử dụng đất.

Chính phủ (2017). Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đat.

Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10/2003).

Hoàng Huy Biều (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. Hoàng Việt và Hoàng Văn Cường (2008). Bình ổn giá quyền sử dụng đất nông thôn ở

Việt Nam. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

Lê Thanh Khuyến (2015). Tiếp tục hoàn thiện thể chế để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai trong thời kỳ mới. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Nguyễn Đình Bồng (2006). Một số vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất ở nước ta

nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.

Nguyễn Minh Hoàn (2013). Sự thay đổi chính sách từ quốc hữu hóa đến thị trường hóa đất đai ở Trung Quốc. Tạp chí Lý luận chính trị.; số VI, tr. 89-93.

Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình Thị trường bất động sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987). Luật Đất đai năm 1987. NXB Chính trị

Quốc Gia, Hà Nội.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993). Luật Đất đai năm 1993. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Quốc hội nước CHXHCNVN (2001). Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001. NXB Bản đồ, Hà Nội.

Quốc hội nước CHXHCNVN (2003). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015). Bộ Luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Tú Cường (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và môi trường.

UBND huyện Hậu Lộc (2020). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất đai huyện Hậu Lộc năm 2020.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hậu Lộc (2017). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2017 trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hậu Lộc (2018). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hậu Lộc (2019). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2019 trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa (2019). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

PHỤ LỤC

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA:

1. Họ và tên chủ hộ: ………...………..; Giới tính: Nam Nữ 2. Địa chỉ: ………, xã/thị trấn……….., huyện Hậu Lộc

3. Ngành, nghề chính:

+ Công chức nhà nước + Buôn bán, kinh doanh, dịch vụ

+ Thuần nông + Tiểu thủ công nghiệp

+ Ngành nghề khác

II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Ông (bà) cho biết lý do thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Chuyển nơi ở mới [ ] Lấy tiền gửi tiết kiệm [ ]

Đầu tư sản xuất, kinh doanh [ ] Lấy tiền xây dựng, sửa chữa nhà cửa [ ] Lấy tiền để trả nợ [ ] Lấy tiền chi cho cuộc sống hàng ngày [ ] Lý do khác [ ]

1. Ông (bà) cho biết Tìm kiếm thông tin về giao dịch như thế nào?

Dễ dàng [ ] Tạm được [ ]

Khó tìm [ ] Rất khó tìm [ ]

1. Ông (bà) cho biết Mức thuế chuyển nhượng như thế nào?

Cao [ ] Vừa phải [ ]

Thấp [ ]

1. Ông (bà) cho biết Thủ tục thực hiện quyền như thế nào?

Phức tạp [ ] Bình thường [ ] Đơn giản [ ]

1. Ông (bà) cho biết Thời gian hoàn thành thủ tục thế nào?

Nhanh hơn [ ] Không đúng hẹn [ ] Đúng hẹn [ ]

1. Ông (bà) cho biết Rủi ro khi giao dịch về quyền của người sử dụng đất thế nào?

Rất sợ [ ] Có sợ [ ]

Ít sợ [ ] Không sợ [ ]

1. Ông (bà) cho biết Giá kê khai để tính thuế thế nào?

Cao hơn khung giá [ ] Bằng khung giá [ ] 1. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì không?

………. ………. ………. ………. Xác nhận của Chủ hộ (Ký tên) Người phỏng vấn (Ký tên) Hoàng Thị Phương My

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN TẶNG CHO CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN.

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA:

1. Họ và tên chủ hộ: ………...………..; Giới tính: Nam Nữ 2. Địa chỉ: ………, xã/thị trấn……….., huyện Hậu Lộc

4. Ngành, nghề chính:

+ Công chức nhà nước + Buôn bán, kinh doanh, dịch vụ

+ Thuần nông + Tiểu thủ công nghiệp

+ Ngành nghề khác

II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Ông (bà) cho biết Đối tượng tặng cho như thế nào?

Bố mẹ [ ] Anh, chị em ruột [ ] Khác [ ]

2. Ông (bà) cho biết Lý do tặng cho?

Cho con xây dựng nhà [ ] Cho con làm vốn [ ] Chia tài sản [ ] Cho con để vay vốn [ ] Lý do khác [ ]

3. Ông (bà) cho biết Thủ tục thực hiện quyền như thế nào? Phức tạp [ ] Bình thường [ ] Đơn giản [ ]

4. Ông (bà) cho biết Thời gian hoàn thành thủ tục thế nào?

Nhanh hơn [ ] Không đúng hẹn [ ] Đúng hẹn [ ]

5. Ông (bà) cho biết Các văn bản hướng dẫn như thế nào?

Rất dễ hiểu [ ] Dễ hiểu [ ] Khó hiểu [ ]

6. Ông (bà) cho biết Khả năng thực hiện các quy định về tặng cho như thế nào?

Rất dễ thực hiện [ ] Dễ thực hiện [ ] Khó thực hiện [ ]

7. Ông (bà) cho biết Thái độ của cán bộ thực hiện tiếp nhận như thế nào?

Rất nhiệt tình [ ] Nhiệt tình [ ] Phiền hà [ ]

………. ………. ………. ………. Xác nhận của Chủ hộ (Ký tên) Người phỏng vấn (Ký tên) Hoàng Thị Phương My

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN THẾ CHẤP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA:

1. Họ và tên chủ hộ: ………...………..; Giới tính: Nam Nữ 2. Địa chỉ: ………, xã/thị trấn……….., huyện Hậu Lộc 3. Trình độ văn hóa:………..………

4. Ngành, nghề chính:

+ Công chức nhà nước + Buôn bán, kinh doanh, dịch vụ

+ Thuần nông + Tiểu thủ công nghiệp

+ Ngành nghề khác

II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

1. Ông (bà) cho biết lý do thế chấp là gì?

Đầu tư sản xuất, kinh doanh [ ] Đầu tư BĐS [ ] Xây dựng, sửa chữa nhà cửa [ ] Trả nợ [ ] Cho con học hành [ ] Lý do khác [ ] 2. Ông (bà) cho biết Thời gian hoàn thành thủ tục như thế nào?

Nhanh hơn [ ] Đúng hẹn [ ]

Không đúng hẹn [ ]

3. Ông (bà) cho biết Mức vay so với giá trị quyền sử dụng đất như thế nào?

Rất phù hợp [ ] Phù hợp [ ]

Không phù hợp [ ]

4. Ông (bà) cho biết Mức độ hài lòng về số tiền được vay như thế nào?

Hài lòng [ ] Không hài lòng [ ]

5. Ông (bà) có đề xuất kiến nghị gì không?

………. ……… ………. Xác nhận của Chủ hộ (Ký tên) Người phỏng vấn (Ký tên) Hoàng Thị Phương My

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN THỪA KẾ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA:

1. Họ và tên chủ hộ: ………...………..; Giới tính: Nam Nữ 2. Địa chỉ: ………, xã/thị trấn……….., huyện Hậu Lộc

3. Ngành, nghề chính:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w