Đánh giá của công chức, viên chức liên quan đến việc thực hiện quyền

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 81 - 83)

của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc

Về trình độ chuyên môn của các cán bộ công chức, viên chức có 29/34 người có trình độ đại học, có 5/34 người có trình độ cao đẳng. Thời gian công tác có 3/34 người có thời gian công tác 5 năm, 20/34 người có thời gian công tác từ 10 năm, 7/10 người có thời gian công tác từ 15 năm và 4/34 người có thời gian công tác 15 năm.

- Về quyền có mức độ phức tạp, khó khăn nhất khi thực hiện: Trong 34 công chức, viên chức được phỏng vấn về mức độ phức tạp, khó khăn nhất khi thực hiện các quyền thì có 14 ý kiến cho rằng mức độ phức tạp, khó khăn nhất là khi thực hiện quyền thừa kế (chiếm 41,18 %) ; có 8 ý kiến cho là quyền chuyển nhượng (chiếm 23,53%); có 12 ý kiến cho là quyền tặng cho (chiếm 35,29%).

hiện các quyền đa số đều cho rằng mức độ khó khăn phức tạp nhất khi làm thủ tục thừa kế là giấy tờ pháp lý liên quan đến hàng thừa kế là phức tạp nhất vì hồ sơ nhận thừa kế cần nhiều giấy tờ liên quan để chứng minh hàng thừa kế, giấy tờ pháp lý có liên quan tới người mất không để lại di chúc, đồng thời các hàng thừa kế không có ở cùng một chỗ vì vậy việc kí hồ sơ công chứng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra khi thực hiện hồ sơ nhận tặng cho cần nhiều giấy tờ liên quan để chứng minh quan hệ huyết thống, giấy tờ pháp lý có liên quan tới người tặng cho, nhiều trường hợp đã phải chuyển từ thủ tục nhận tặng cho sang thủ tục nhận chuyển nhượng vì trên giấy chứng nhận ghi tên cả hai vợ chồng thì nếu tặng cho anh chị em sẽ mất 10% thuế cao hơn tiền thuế chuyển nhượng là 2.5% .

- Về khó khăn thường gặp của người dân khi thực hiện quyền: Có 28 ý kiến cho rằng khó khăn của người dân khi thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp đều là do người dân không có giấy tờ đầy đủ hoặc giấy tờ liên quan tới nhân thân thường không khớp nhau và do người dân không nắm rõ được quy trình thủ tục nên phải đi lại nhiều lần (chiếm 82,35%); 6 ý kiến cho rằng vướng mắc từ cơ quan nhà nước (chiếm 17,65%).

Bảng 4.11. Đánh giá của công chức, viên chức về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

TT Tiêu chí đánh giá Số người

Tỷ lệ (%) 1 Về quyền có mức độ phức tạp, khó khăn nhất khi

thực hiện 34 100,00

1.1 Chuyển nhượng 8 23,53

1.2 Tặng cho 12 35,29

1.3 Thừa kế 14 41,18

1.4 Thế chấp 0,00

2 Về khó khăn thường gặp của người dân khi thực

hiện các quyền 34 100,00

2.1 Từ cơ quan nhà nước 6 17,65

2.2 Từ người dân 28 82,35

3 Về đánh giá mức độ hiểu biết của người dân 34 100,00

3.1 Biết rõ, rành mạch 8 23,53

3.2 Ít hiểu biết 3 8,82

3.3 Có hiểu biết 23 67,65

3.4 Không hiểu biết 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

chức được phỏng vấn có 3 ý kiến đánh giá là ít hiểu biết về pháp luật đất đai (chiếm 8,82%); 8 ý kiến cho rằng có biết rõ, rành mạch về pháp luật đất đai (chiếm 23,53%); 23 ý kiến đánh giá là có hiểu biết về pháp luật đất đai (chiếm 67,65%).

Trình độ dân chí của người dân ngày càng được nâng cao, người dân được tiếp xúc với công nghệ thông tin ngày càng nhiều nên sự hiểu biết về pháp luật đất đai được người dân quan tâm hơn trước vì họ đã biết được giá trị của quyền sử dụng đất mà họ đang được sử dụng nên người dân cũng thường xuyên tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội để học hỏi và hiểu biết hơn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w