Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2016-2019 huyện Hậu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 58 - 62)

4.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2016-2019 huyệnHậu Lộc Hậu Lộc

Công tác giao đất, thu hồi đất được huyện quan tâm, trú trọng. Trong những năm qua, huyện Hậu Lộc đã tiến hành giao đất dự án cho các đơn vị triển khai thực hiện như: Dự án Nhà máy may IVORY, Nhà máy may HUGOOLY, Nhà máy máy BTM, Nhà khu dân cư mới Thị trấn Hậu Lộc, cụm công nghiệp Song Lộc,…; giao đất giao rừng cho cá nhân có nhu cầu sử dụng. Nhìn chung, công tác quản lý đất đai trên lĩnh vực liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất… đều được đảm bảo thực hiện theo quy định. Việc khai thác sử dụng đất đạt hiệu quả, công tác phát triển rừng được quan tâm đầu tư.

Theo số liệu thống kê đất, tính đến 31/12/2019 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Hậu Lộc là: 14.370,8 ha tăng 3,60 ha so với năm 2017. Nguyên nhân tăng diện tích do thay đổi phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2019 là 9.647,9 ha tăng 182,5 ha, diện tích đất nông nghiệp tăng do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019 (kiểm kê đất đai theo thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất). Trong đó, diện tích đất trồng lúa năm 2019 là 5.462,6 ha giảm 508,8 ha so với năm 2017; Đất trồng cây hàng năm năm 2019 là 694,1 ha tăng 212,7 ha so với năm 2017 (do một phần đất trồng lúa chuyển sang để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019); Đất rừng phòng hộ năm 2019 là 466,3 ha giảm 145,3 ha do chuyển sang đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản năm 2019 là 682,2 ha tăng 18,1 ha so với năm 2016 (do đất trồng lúa chuyển sang); Đất nông nghiệp khác năm 2019 là 537,9 ha tăng 518,4 ha so với năm 2016 (do đất trồng lúa, đất trồng rừng sản xuất chuyển sang làm trang trại).

Thứ tự Mục đích sử dụng Diện tích năm 2019 So với năm 2017 Diện tích năm 2017 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 14.370,8 14.367,2 3,6 1 Đất nông nghiệp NNP 9.647,9 9.465,4 182,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.847,5 7.207,8 -360,3

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.152,6 6.725,7 -573,1

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.462,6 5.971,4 -508,8

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 690,1 754,3 -64,3

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,8 482,1 212,7

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.456,0 1.443,3 12,6 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 600,6 679,1 -78,6 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 466,3 611,6 -145,3 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 389,1 152,6 236,5 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 682,2 664,1 18,1 1.4 Đất làm muối LM U 124,5 130.7 -6,3 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,9 19,5 518,4

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.357,5 4.323,9 33,6

2.1 Đất ở OCT 1.398,5 1.357,4 41,1

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.355,9 1.316,0 39,9

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 42,6 41,4 1,2

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.076,7 2.151,7 -74,9

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 16,8 37,7 -20,9

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 36,8 35,8 1,0

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,5 0,6 0,0

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97,6 94,5 3,1 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 264,8 246,1 18,7 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.660,3 1.737,0 -76,7

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 9,3 1,2 8,1

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8,8 9,4 -0,6

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 194,9 193,3 1,6 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 549,6 288,7 260,9 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 119,4 322,2 -202,8

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,2 0,1

3 Đất chưa sử dụng CSD 365,4 577,9 -212,0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 338,0 525,2 -187,3

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 23,7 41,6 -17,9

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 3,8 11,1 -6,8

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2020) Đất phi nông nghiệp năm 2019 là 4.357,5 ha tăng 33,6 ha, diện tích đất phi

nông nghiệp tăng do đất nông nghiệp chuyển sang và do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019 theo thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong đó, diện tích đất trụ sở cơ quan năm 2019 là 16,8 ha giảm 20,9 ha do phương pháp kiểm kê sang đất xây dựng công trình sự nghiệp; Đất có mục đích công cộng năm 2019 là 1.660,3 ha giảm 76,7 ha (do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019)…

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2019 là 365,4 ha giảm 212,0 ha so với năm 2019. Diện tích đất chưa sử dụng giảm do chuyển sang đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và do phương pháp kiểm kê đất đai năm 2019.

Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc năm 2019 cơ bản đã phù hợp, tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế, xã hội.

4.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN HẬU LỘC GIAI ĐOẠN 2017-2019

Theo quy định tại điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là điểm mới so với Luật Đất đai 2003 (Luật Đất đai 2003 quy đinh chỉ khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất thì mới được thực hiện quyền này).

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; + Trong thời hạn sử dụng đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Điều 190, Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện và các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Luật đất đai 2003 không quy định), cụ thể:

* Các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện quy định tại Điều 192, Luật Đất đai 2013 như sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

+ Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.

* Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191, Luật đất đai 2013 như sau:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

+ Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn huyện Hậu Lộc, có 20 hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền chuyển đổi sử dụng đất; Có 18 trường hợp thực hiện quyền cho thuê đất; Có 7 trường hợp thực hiện quyền cho thuê lại; Không có trường hợp nào thực hiện quyền góp vốn quyền sử dụng đất. Vì vậy, tác giả lựa chọn 4

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 20172019 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w