Thích Nữ Giới Châu

Một phần của tài liệu chanhphap-82-09-18- (Trang 26 - 28)

NAM MƠ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính bạch Hồ Thượng Phĩ Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK

Kính bạch Chư Tơn HT, TT, ĐĐ Tăng Ni Kính thưa Quý thiện nam tín nữ Phật tử, và đặc biệt Giới Trẻ Phật Giáo hiện diện hơm nay:

Trong buổi nĩi chuyện hơm nay, chúng con rất hân hạnh được đứng trước Đại hội gồm Chư Tăng Ni và Phật tử trẻ, nĩi lên tiếng nĩi của một thành viên Ni trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

Trước hết, chúng con xin trình bày ý kiến riêng tư của chúng con, và kính mong Chư Ni trẻ cùng chúng con nĩi lên tiếng nĩi của chính mình, để chị em chúng ta hiểu nhau, thơng cảm nhau, để rồi chúng ta cùng ngồi lại với nhau bằng tình thương và sự tơn kính trong tinh thần lục hồ của pháp lữ. Làm được như vậy, chư Ni chúng ta cĩ thể đồn kết, bảo bọc và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đĩng gĩp và xây dựng ngơi nhà Phật Pháp, làm lợi ích và tạo niềm tin cho đồng bào Phật tử trong cộng

đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Trước hết chư Ni chúng ta cấn ý thức sứ mạng cao cả của người xuất gia. Đĩ là chí nguyện, “trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh.” Tổ Quy Sơn dạy, “Người xuất gia phải nối tiếp và làm rạng rỡ cho được giịng giống của thánh tăng, nhiếp phục được quần ma, báo đền được bốn ân và cứu độ cho ba cõi” (1).

Muốn làm được như thế, chư Ni chúng ta hãy ngồi lại với nhau trong tinh thần hồ hợp thanh tịnh, cùng nhau tu tập Giới Định Tuệ. Cố gắng dụng cơng tu tập miên mật, mới tạo được năng lực mạnh mẽ của tâm linh, từ đĩ, chúng ta mới cĩ khả năng hộ trì chánh pháp, và làm nơi nương tựa cho thế gian cịn nhiều đau khổ.

Mỗi cá nhân của chư Ni tự phát khởi tấm lịng phụng sự Đạo Pháp. Nếu chúng ta khơng cĩ sự hồ hợp đồn kết trên tinh thần cộng

đồng Tăng già Phật Giáo, khơng phát tâm chung lo Phật sự, khơng quan tâm những việc chung trong Phật Giáo, thì chúng ta đã tự tách rời chúng ta, tự sống biệt lập và nghĩ rằng mình cĩ tự do. Đĩ là điều sai lầm! Điều gì đã làm chúng ta tách rời cộng đồng Tăng già? Cĩ phải Ngã và Ngã sở chăng? Do đĩ, chúng ta

nên quán chiếu sâu sắc một chút nữa, để nhìn rõ tương lai Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ như thế nào nếu chúng ta khơng cĩ tinh thần phụng sự Phật Pháp?

Chúng tơi hy vọng rằng, dù hồn cảnh khĩ khăn hay thiếu thốn, chư Ni cố gắng sống chung, làm việc chung, tu tập chung, và học tập chung. Chúng ta tự ép mình vào khuơn khổ thiền gia, thì chúng ta khơng bị rời rạc. Chư Ni thử nghĩ cĩ buồn khơng, khi chúng ta đến đây khơng cĩ thầy tổ, huynh đệ, hoặc tơng mơn

pháp phái. Nếu chúng ta khơng đồn kết hồ hợp, thì đời sống tu tập của chúng ta sẽ như thế nào? và tương lai Phật Giáo Việt Nam sẽ như thế nào?

Khi chư Ni chúng ta đã ý thức được vai và trị trách nhiệm của Ni Giới trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam, chúng ta cần trang bị cho mình những điều cần nên cĩ, để cĩ đủ khả năng tiếp cận với đời.

Thứ nhất, chúng ta đang sinh sống tại Hoa Kỳ, ngơn ngữ khác biệt là một chướng ngại to lớn. Nếu chúng ta khơng cĩ khả năng đọc, nghe và nĩi chuyện bằng tiếng Anh, chúng ta khơng thể truyền trao Phật Pháp cho con em chúng ta sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, và khơng thể kết thiện duyên với người dân bản xứ qua giáo lý Từ Bi Trí Tuệ của Đạo Phật. Do

đĩ, điều tiên quyết là chúng ta phải học Anh

Văn, tối thiểu chúng ta cĩ thể đọc và hiểu để trao đổi những điều cần thiết trong đời sống hàng ngày.

Chư Ni trẻ cịn sức khoẻ và thời gian, nên cố gắng học Anh Văn thật giỏi, để cĩ thể tru- yền trao Phật Pháp bằng tiếng Anh cho con em chúng ta. Tuần rồi, ngày 21 tháng 7, chúng con gặp một nhĩm người Mỹ thăm viếng Quý Sư Tây Tạng làm Mandala tại thành phố Aspen, Colorado. Vài Sư nĩi tiếng Anh lưu lốt, nhưng phần lớn chỉ nĩi thơng thường. Tuy nhiên, qua hình thức làm Mandala bằng cát với nhiều màu sắc, đã thu hút nhiều người Mỹ đến với Phật Giáo. Trong lúc nĩi chuyện với nhĩm người Mỹ, chúng con giải thích ý nghĩa của Mandala Quan Âm, là biểu tượng của tâm Từ Bi. Người cĩ tâm từ bi luơn luơn sống an vui, hạnh phúc, hài hồ, và được giàu sang. Giàu sang ở đây nghĩa là sự lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển đời sống tâm linh. Thậm chí, người ấy dễ thành cơng và gặp nhiều may mắn. Tâm từ bi giúp chúng ta thốt khỏi sự nguy hiểm. Cĩ hai loại nguy hiểm trong cuộc sống - nguy hiểm bên ngồi là sự thù hiềm, tranh chấp, ganh tỵ, đố kỵ; và nguy hiểm bên trong là ảo tưởng, nĩ xui khiến chúng ta suy nghĩ sai, hành động sai. Những người Mỹ rất hoan hỷ nĩi rằng, người Mỹ chúng tơi rất cần Phật giáo. Chúng tơi cần thực tập Tâm Từ Bi. Xã hội Hoa Kỳ đang cĩ nhiều bạo động, Phật Giáo rất cần thiết trong

đời sống của chúng tơi.

Thứ hai, chư Ni chúng ta sống cĩ giới luật. Luật Tứ Phần dạy rằng, “Giới của Tỳ kheo ni rất tơn quý, khơng những tự mình được ra khỏi sanh tử, mà lại cịn làm ruộng phước tốt cho hàng nhơn thiên (trời người) nữa” (2). Người xuất gia hành trì giới khơng bị uế nhiễm, được thân tướng trang nghiêm, được người cĩ trí tuệ khen ngợi. Kinh Tăng Chi dạy: “Tỳ kheo thành tựu giới với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.” (3) Nghĩa là chúng ta hành

trì giới luật trong mọi thời gian và khơng gian,

để làm nền tảng cho thiền định.

Khi chư Ni chúng ta đã trang bị đủ tiếng Anh, giới luật thanh tịnh, và hành trì Giới Định tuệ một cách trong sáng, chúng ta phát nguyện dấn thân phụng sự đạo pháp để tiếp nối sứ mạng hoằng dương Phật Pháp mà Chư Tơn Trưởng Lão trong Giáo Hội đã và đang hiến dâng cả cuộc đời cho Phật Giáo và Dân Tộc.

Trước khi dứt lời, chúng con xin kể một câu chuyện nhỏ trong đạo. Một Ni Sư và chúng con thăm bịnh nhân trong một bịnh viện của Thiên Chúa Giáo. Bịnh viện lớn, đẹp, sạch sẽ, sang trọng. Ni Sư hỏi rằng: “Tại sao Phật Giáo khơng làm được một bịnh viện như thế này?” Chúng con trả lời, “Ni Sư cũng là người trong Phật Giáo, sao Ni Sư lại hỏi?” Cũng thế, chư Ni chúng ta là thành viên của Giáo Hội, là một thành phần của Phật giáo, thì chính mình là Giáo Hội, chính mình là Phật giáo; và Giáo Hội khơng ngồi chúng ta, Phật giáo khơng ngồi chúng ta. Chúng ta đừng đặt câu hỏi nữa, mà

chúng ta hãy phát khởi thiện tâm phụng sự Phật Pháp để cúng dường chư Phật.

Chúng con thành kính tri ân Chư Tơn Đức Tăng Ni và Quý thiện Nam tín Nữ Phật tử đã lắng nghe lời trình bày mộc mạc từ tận đáy lịng sâu xa của chúng con.

Nam Mơ Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

TKN Thích Nữ Giới Châu

_______________

1) Thích Nhất Hạnh, QUY SƠN CẢNH SÁCH, bản dịch PDF.

2) Thích Nữ Thể Thanh, LUẬT TỨ PHẦN, trang 24, Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam,

1991.

3) Tăng Chi Bộ Kinh Tập II, trang 289, Tỳ Kheo Thích Minh Châu dịch, 1987.

Một phần của tài liệu chanhphap-82-09-18- (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)