TƯỞNG NIỆM 10 NĂM

Một phần của tài liệu chanhphap-82-09-18- (Trang 61 - 64)

- Cho cháo ra chén, cho ít hành tím phi, hành ngị, gừng là bạn đã cĩ một chén

TƯỞNG NIỆM 10 NĂM

ĐẠI LÃO HT. THÍCH HUYỀN QUANG VIÊN TỊCH

BÌNH SA

Nghĩa, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HK; HT Thích Nguyên Trí, Phĩ Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/ HK; HT. Thích Quảng Thanh, Chủ Tịch Hội

Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Trên Thế Giới; HT. Thích Viên Lý, Chủ Tịch Tăng Đồn GHPGVNTN/Hải Ngoại; HT. Thích Chơn Trí, Phĩ Chủ Tịch TĐGHPGVNTN/HN, Viện Chủ Chùa Pháp Vân; HT Thích Nhật Quang,

Đệ Nhị Phĩ Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều

Hành GHPGVNTN/HK; HT. Thích Minh Tuyên, Phĩ Chủ Tich Ngoại Vụ HĐĐHGHPGVNTN/HK; HT. Thích Pháp Tánh, Viện Chủ Tu Viện Hoa Nghiêm; HT. Thích Trí Lãng; HT. Thích Thơng Hải, Đệ Nhị Phĩ Chủ Tịch Ngoại Vụ HĐĐHGHPGVNTN/HK; HT Thích Thiện Long, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Kinh Tế Tài Chánh GHPGVNTNHK; HT. Thích Minh Dung, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hĩa GHPGVNTN/HK; HT. Thích Minh Mẫn Viện Chủ Tổ Đình Chùa Huệ

Quang; HT. Thích Như Minh, Viện Chủ Chùa Việt Nam; HT. Thích Minh Hồi, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh GHPGVNTN/HK; HT. Thích Nhật Huệ, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN/HK; HT. Thích Huệ Minh, HT. Thích Tâm Vân, HT. Thích Giác Sĩ, Phĩ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN/ HK ,cùng nhiều Chư Tơn Hịa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, qúy Ni Trưởng, Ni Sư, Sư Cơ, nhiều nhân sĩ tri thức Phật Giáo, đại diện các cơ quan truyền thơng báo chí, và đồng hương Phật Tử, v.v...

Trước khi buổi lễ bắt đầu,, tồn thể mơn đồ pháp quyến do HT. Thích Minh Dung đại diện làm lễ tác bạch thỉnh sư kinh hành đến lễ đài, tại đây mơn đồ pháp quyến đãnh lệ tạ ơn.

Nghi thức lễ tưởng niệm bắt đầu.

Sau phần nghi thức tưởng niệm, Ban tổ chức cung thỉnh Hịa Thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HK lên tuyên đọc tiểu sử của Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lão HT. Thích Huyền Quang, trong lúc nầy Đạo hữu Quảng Tuệ đọc tiểu sử của Ngài bằng tiếng Anh.

Sau phần tuyên đọc tiểu sử, Ca Sĩ Hồ Quốc Việt-Đức Khánh lên hát bản “Hồi Niệm Ân Sư”.

Tiếp theo Đạo Từ của Trưởng Lão Hịa Thượng Thích Thắng Hoan, Chánh Văn Phịng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN/HK chứng minh buổi lễ. Trong phần Đạo từ cĩ đoạn

Trưởng Lão HT nĩi: “Mười năm đi qua sao như mới hơm nào gần đây, mới đĩ mà 10 năm vắng bĩng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lão HT. Thích Huyền Quang. Ngài là ánh nhật nguyệt trịn sáng của Phật Giáo đương đại. 26 năm Ngài bị lưu đày, quản thúc chỉ vì địi hỏi Phật Giáo Việt Nam phải được tự do sinh hoạt thuần túy tơn giáo của nĩ.”

Trưởng Lão HT. tiếp:

Nuơi lớn trí đức: Người con Phật phải thường xuyên ơn học giáo pháp và hành trì nĩ trong cuộc sống hằng ngày. Từ đĩ trí đức ngày một thêm lớn để mang lại sự an bình cho ta và người.

Tập sống đời phụng hiến: Sống cho người tức sống cho ta. Cảm ơn mọi nghịch cảnh và người được ta giúp. Vì đĩ là đất lành cho cây bi trí lớn mạnh.

Đuốc được thắp sáng: Đệ tử Phật là người được đĩn nhận ngọn đuốc được trao nầy trong mọi bước chân ta đến và đi. Đặc biệt chư huynh đệ đang sống tận trời Âu-Mỹ.

Mọi tổ chức Phật Giáo chỉ là phương tiện thiện xảo tiệp thế để làm hiển lộ Phật đạo. Phật đạo là gốc cây. Tổ chức là cành. Cành gốc bất nhị để tương tồn và hiệp lực cho nhau. Phải sáng suốt để tránh mọi bất hịa giữa những cành nhánh của một thân cây.

Xin đừng quên: Đừng quên mình là người Việt Nam của ngàn năm văn hiến. Da thịt nầy là của báu của quốc tổ bao đời. Hồn phách nầy là nghĩa khí tích tụ của hồn thiêng non nước.

Hơm nay chúng con về đây để dâng lễ tưởng niệm, kỵ giỗ 10 năm Ngài viên tịch. Chúng con nguyện tay trong tay, lịng bên lịng để dìu nhau băng qua dịng sơng cuộn chảy giữa đất trời Âu Mỹ. Xin Ngài độ trì cho chúng con.”

Sau đĩ, Cảm niệm của Đạo hữu Quảng Thành Bùi Ngọc Đường là một Phụ tá thân cận của Đức Đệ Tứ Tăng Thống. Đạo hữu Quảng Thành cho biết:

Hồi tưởng về Đại Lão Hịa Thượng Đệ Tứ Tăng Thống, khơng riêng gì chúng con mà hầu như tất cả các thành viên từng phục vụ giáo hội trước 1975, từ trung ương đến địa phương, từ Bến Hải đến Cà Mau, Tăng Ni cũng như cư sĩ,đều nhớ đến hình ảnhvị Thượng Tọa Tổng Thư Ký Viện Hĩa Đạo. Ngài được Đại Hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tháng 1 năm 1964 cung thỉnh vào chức vụ Tổng Thư Ký Viện Hĩa Đạo và được lưu nhiệm cho đến Đại Hội 6 năm 1974. Đúng 10 năm. Suốt 10 năm. Ngài ngồi đĩ liên tục, bền bỉ, khi thì tiếp Ban Đai Diện tỉnh này đến Ban Đại Diện tỉnh khác, giải quyết những mâu thuẫn, khúc mắc tại địa phương; khi thì tiếp phái đồn này

đến tổ chức nọ để trả lời hoặc trao đổi các vấn đề thời sự liên quan đến giáo hội và chính

quyền. Cĩ thể nĩi, bất kỳ lúc nào gặp chuyện khĩ khăn cần giải quyết, cứ về Sài Gịn, vào văn phịng Giáo Hội tại chùa Ấn Quang là gặp Ngài, nhiều khi khơng cĩ hẹn trước. Ngài ngồi

đĩ liên tục, bền bỉ đến mức trở thành một hiện

tượng bất thường, bởi vì khĩ cĩ ai làm được. Ngài ngồi đĩ liên tục, bền bỉ như nhịp đập liên tục, bền bỉ của trái tim để cơ thể giáo hội được tồn tại. Đặc tính này nĩi lên bản chất tận tụy với trách nhiệm và lịng quý mến cán bộ giáo hội tại các địa phương của Ngài...

Năm 1963, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo được thành lập để chống lại chính sách kỳ thị và đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngơ

Đình Diệm, Hịa Thượng Tâm Châu làm Chủ

tịch và Ngài cũng được thỉnh cử làm Tổng Thư Ký, điều hành các cơng tác hành chánh, soạn thảo văn thư, tài liệu và phối hợp các sách lược tranh đấu. Ngày 11 tháng 6 năm 1963, Hịa Thượng Quảng Đức tự thiêu để kêu gọi Tổng Thống Ngơ Đình Diệm thức tỉnh. Hình ảnh Hịa Thượng Quảng Đức ngồi ung dung tự tại giữa ngọn lửa bao phủ khắp thân người của Ngài,

được truyền qua các máy truyền hình đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khắp nơi trên thế giới làm bàng hồng, xúc

động phần lớn nhân loại. Sự kiện này tạo thành

những áp lực từ nhiều phía, trong nước cũng như ngồi nuớc, buộc chính quyền của Tổng Thống Ngơ Đình Diệm phải chấp nhận ngồi họp với Phật Giáo để giải quyết 5 nguyện vọng của Phật Giáo đưa ra sau biến cố đẫm máu tại đài phát thanh Huế trước đĩ...

Nhưng quan trọng hơn, động cơ khiến ngài tận tụy, tha thiết trong những vai trị và trách nhiệm Tổng thư ký là Ngài luơn thao thức, sống chết vì tiền đồ của Phật giáo và Giáo hội. Và

chính vì điểm này, Ngài khơng sợ tù đày chết chĩc; Ngài khơng nao núng trước bạo lực, cường quyền. Ngược lại, từ nơi Ngài tốt ra một hùng lực khiến bạo lực, cường quyền bị khuất phục. Điển hình: đầu tháng 5 năm 1992, khi Đại lão Hịa thượng Thích Đơn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống viên tịch, Ngài đang bị quản thúc suốt 10 năm qua tại Quảng Ngãi và bị cấm khơng được đi Huế dự tang lễ. Ngài tuyên bố tuyệt thực và sẵn sàng lấy cái chết để tạ lỗi vì khơng về Huế để dự tang lễ được. Trước sự cương quyết của Ngài, chính quyền Cộng sản nhượng bộ để ngài ra đi. Tuy nhiên tại Huế, Ban Tổ chức lễ tang nhà nước đã cấm khơng cho Ngài phát biểu. Dù vậy khi buổi lễ diễn ra, Ngài từ tốn nhưng dũng mãnh tiến lên trước linh đài, đảnh lễ giác linh Hịa Thượng và phát biểu trước sự xúc động của hàng nghìn Phật tử. Mặc dù bị cúp điện và máy phĩng thanh, nhưng ngài vẫn trầm tĩnh, uy nghi phát biểu đến lời cuối cùng. Và chính trong buổi lễ này, ngài nhận ấn tín và di chúc của Hịa Thượng Đệ Tam Tăng Thống để tiếp nối sự truyền thừa của Giáo Hội cùng lúc phát động cơng cuộc vận động địi hỏi sự phục hoạt cho Giáo Hội.

Trong lời phát biểu, như là một sự thách đố

địi hỏi pháp lý của nhà nước đối với Giáo Hội,

Ngài đã lặp lại những khẩu hiệu đã vang lên trong hội trường chùa Ấn Quang ở Đại Hội Bất Thường năm 1977:

Pháp lý của Giáo hội là 2000 năm truyền đạo trên dải đất Việt nam này;

Địa vị của Giáo Hội là 80% dân chúng già, trẻ, lớn, bé;

Cơ sở của Giáo hội là nơng thơn, thành thị, cao nguyên và hải đảo;

Đĩ là cơ sở vững chắc muơn năm. Đĩ là Pháp lý, địa vị, cơ sở của Giáo Hội.

Chúng ta hãy mường tượng, một người tù bị quản thúc trong vịng vây, an ninh nghiêm nhặt, bị cấm di chuyển, bị cấm phát biểu, vậy mà cuối cùng vẫn đi được, vẫn phát biểu được và phát biểu tất cả những gì muốn nĩi, làm được những gì dự tính muốn làm.

Khơng phải ai cũng làm được, nếu khơng cĩ bản lãnh, khơng cĩ hùng lực tốt ra từ bên trong...”

Tiếp theo Thảo Hiền và Tâm Hải Minh hát bản “Cảm Niệm Ân Sư” để cúng dường nhân ngày giỗ Ngài.

Sau đĩ là nghi thức tưởng niệm ngồi phần tụng kinh tiếng Việt cịn cĩ tụng kinh tiếng Pali do Ven. Bhante Sutadhara tụng, tụng kinh tiếng Anh do HT. Thích Ân Giao.

Buổi lễ kết thúc, Ban tổ chức cung thỉnh chư tơn, Giáo Phẩm, chư Tơn Đức Tăng, Ni thọ trai, đồng hương Phật tử dùng bữa cơm chay do Đạo Tràng Chùa Quang Thiện khoản đãi.

HẠ CA

Một phần của tài liệu chanhphap-82-09-18- (Trang 61 - 64)