Cải thiện phương pháp phân tích TCDN

Một phần của tài liệu 337 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM sài gòn công thương chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 72)

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích TCDN phục vụ cho hoạt

3.2.2. Cải thiện phương pháp phân tích TCDN

Một là, xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đó là những chỉ tiêu tài chính của ngành được xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ số trung bình của các doanh nghiệp lớn, được kiểm chứng qua thời gian. Các chỉ tiêu này sẽ giúp CBTD có sự so sánh, đối chiếu những chỉ tiêu của khách hàng mình đang phân tích với chỉ số trung bình của ngành mà doanh nghiệp này đang kinh doanh. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó giúp CBTD có một cái nhìn bao quát hơn và những đánh giá cũng chính xác hơn.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành hoàn thiện. Vì mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá lại khác nhau. Ví dụ ngành xây dựng, vốn chủ yếu nằm trong hàng tồn kho như hàng mua

đang đi đường, nên vốn ở dạng tiền tệ rất ít, hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời đạt rất thấp nhưng không có nghĩa là cứ < 1 và < 0,5 thì khả năng thanh toán kém, có thể hệ số này là 0,2 - 0,3. Ngược lại đối với những DN làm dịch vụ thì vốn nằm trong các khoản tiền và các khoản phải thu rất lớn nên hệ số thanh toán nhanh và thanh toán tức thời phải lớn mới đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó cần phải xây dựng nên một hệ thống chỉ tiêu ngành không những phù hợp với các yêu cầu trên mà còn phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng.

Hai là kết hợp nhiều phương pháp phân tích, để đạt được hiệu quả cao trong phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều phương pháp. CBTD nên bổ sung thêm các phương pháp như so sánh xu hướng của các chỉ tiêu theo thời gian hay phương pháp Z-score.

So sánh xu hướng của các chỉ tiêu theo thời gian là so sánh các chỉ tiêu tài chính của DN với các chỉ tiêu tài chính của các DN cùng loại theo thời gian. Bởi vậy, chi nhánh nên hướng dẫn cho các nhân viên của mình thực hiện phân tích TCDN theo phương pháp trên. Phải có bộ phận chuyên trách trên hội sở chính làm công tác lựa chọn nhóm doanh nghiệp đại diện cho các ngành nghề khác nhau. Phải thiết lập kịp thời các chỉ số trung bình ngành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh để những cán bộ khi thẩm định sẽ có tài liệu nhất quán để so sánh, đối chiếu, đánh giá khách hàng.

Phương pháp Z - score là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên ở Việt Nam thì vẫn chưa đưa vào ứng dụng nhiều trong việc phát hiện và cảnh báo sớm các doanh nghiệp có khả năng phá sản.

Ba là, cập nhật chuẩn mực kế toán mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của quy trình phân tích, đánh giá TCDN. Ngân hàng cần quan tâm đến những thay đổi trong chuẩn mực kế toán mới. Khi có sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán cần có văn bản ban hành và hướng dẫn kèm theo gửi xuống các phòng ban, các chi nhánh để có sự thay đổi đồng bộ và chuẩn xác.

Đồng thời nên cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng, số liệu nhập liệu vào hệ thống nên được lấy từ BCTC 2 năm gần nhất và BCTC tới thời điểm hiện tại. Từ kết quả xếp hạng tín dụng, không chỉ đơn thuần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng mà còn có thể áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp: như chính sách về lãi suất, phí ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng; xem xét cho vay tín chấp với các khách hàng có xếp hạng tín dụng tốt;...

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có quy chế bắt buộc các cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, khuyến khích họ có sự đóng góp để quy trình không ngừng hoàn thiện. Đồng thời có sự hợp tác của khách hàng với cán bộ tín dụng và sự hợp tác của các ban ngành liên quan.

3.2.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng

Ngân hàng cần có một chính sách tuyển dụng hợp lý, chế độ đãi ngộ phù hợp, tương xứng với vị trí. Cộng thêm phải xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng, công bằng dựa trên cơ sở hiệu quả trong công việc. Nên áp dụng đồng thời chỉ tiêu tăng trưởng doanh số và chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá cán bộ nhân viên. Việc này vừa có thể khuyến khích các cán bộ tích cực tìm kiếm khách hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa có thể đảm bảo trách nhiệm của họ đối với công việc.

Thứ hai, ban quản trị nên tập trung vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và trách nhiệm trong công việc cho nhân viên. Đồng thời phải có tổ giám sát để thường xuyên kiểm tra, đánh giá và sàng lọc đội ngũ cán bộ.

Thứ ba là, triển khai kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Có thể tiến hành bằng cách tổ chức các buổi hội thảo với các chuyên gia, nhà tư vấn để cung cấp thêm những kiến thức về kế toán DN, phân tích hoạt động SX-KD, vì các CBTD phải nắm vững về nghiệp vụ kế toán thì mới có thể phân tích và đánh giá được độ chính xác của các số liệu trong BCTC mà khách hàng cung cấp; hay giúp các CBTD hiểu rõ thêm về các chính sách, đường lối phát triển của Đảng và Nhà

nước, về các yếu tố tác động tới hoạt động SX-KD của doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng nên có chính sách riêng để mời những chuyên gia giỏi về làm việc hoặc cố vấn cho mình; khuyến khích nhân viên học tập, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ bằng cách hỗ trợ kinh phí hoặc tạo điều kiện về thời gian.

Thứ tư, phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng. Hiện nay, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cũng như loại hình DN ngày càng đa dạng, các CBTD không thể am hiểu hết về mọi thứ. Hơn nữa, do phòng kinh doanh của Saigonbank không tách biệt thành hai bộ phận: thẩm định và chăm sóc khách hàng nên các CVQHKH phải làm hết từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, tự xin xét duyệt cho tới lập hồ sơ để giải ngân. Cho nên Ngân hàng cần phải phân công công việc, trách nhiệm cụ thể cho họ để tránh nhầm lẫn, sai sót trong công việc.

- Ngân hàng nên phân loại các doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh, loại hình DN, đối tượng khách hàng. Việc phân loại này sẽ giúp các CBTD dễ nắm bắt được đặc trưng nổi bật của từng ngành, góp phần phân tích khách hàng chính xác hơn.

- Ngân hàng nên dựa trên cơ sở năng lực cũng như kinh nghiệm của các CBTD để có thể bố trí nhiệm vụ một cách phù hợp và có hiệu quả. Cùng với đó cũng phải tổ chức kiểm tra định kỳ về việc chấp hành và kết quả công việc để đánh giá và bố trí lại nếu cần thiết. Như vậy các CBTD có thể tập trung tìm hiểu, phân tích về nhóm doanh nghiệp mà mình phụ trách. Qua đó thời gian phân tích TCDN sẽ được rút ngắn, kết quả cũng sẽ chính xác hơn, chất lượng hơn.

Cuối cùng là phải chăm sóc cả đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, tạo động lực cho họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào thi đua nhằm tạo khí thế sôi nổi trong cán bộ nhân viên, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến. Nâng cao phúc lợi phi tài chính cho nhân viên như xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng, năng động; tổ chức hoạt động ngoại khóa, du lịch nhằm

nâng cao tinh thần tập thể đoàn kết; động viên thăm hỏi gia đình của cán bộ công nhân viên... để họ có thể yên tâm công tác, gắn bó và cống hiến cho chi nhánh hơn.

Một phần của tài liệu 337 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM sài gòn công thương chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w