2.3.1. Những kết quả đạt được
Với nỗ lực không ngừng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phân tích TCDN, bộ phận tín dụng của chi nhánh Hà Nội của Saigonbank đã đạt được những kết quả sau đây:
- CBTD luôn tuân thủ đúng quy trình tín dụng của trụ sở chính và quy định của NHNN: Thực hiện đầy đủ các bước thẩm định về hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ
sơ kinh tế, hồ sơ về tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. Tuy BCTC và các hệ số tài chính đã được khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn, song CBTD vẫn tính toán lại các hệ số cần thiết để có thể đánh giá chính xác về tình hình tài chính, cũng như khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Đồng thời, khi thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, các CBTD đã kết hợp giữa lý thuyết và kinh nghiệm chuyên môn của bản thân để nhận xét về DN một cách đầy đủ và chi tiết.
- Thực hiện khá tốt công tác thu thập thông tin để phục vụ cho công tác phân tích TCDN: CBTD chủ động liên hệ, tiếp xúc với khách hàng để điều tra và xác minh thông tin. Nhờ đó, kết quả phân tích sẽ được chính xác hơn, hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định KH, từ đó giúp đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.
- Áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quá trình phân tích BCT: Hiện nay, việc phân tích chủ yếu được các CBTD thực hiện trên các phần mềm tin học, nhờ vậy đã rút ngắn thời gian phân tích, nhận được kết quả một cách nhanh chóng và chính xác hơn, giúp giảm bớt áp lực trong công việc.
- Công việc được phân công cụ thể, rõ ràng: Mỗi CBTD trong một lần chỉ phân tích một DN, điều này giúp giảm bớt sai sót hay nhầm lẫn giữa DN này với DN khác. Nhờ công việc được phân công cụ thể, rõ ràng cùng với sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan và các trang thiết bị hiện đại, thời gian thẩm định tín dụng ngắn hạn đã được rút ngắn hơn so với trước đây.
- Trong quá trình thẩm định, các CBTD rất có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, nghiên cứu tìm tòi để có thể đưa ra chính sách phù hợp với thực trạng tài chính của KH, đồng thời có những biện pháp quản lý rủi ro cho ngân hàng.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ta không thể không nhắc tới thực tế rằng quá trình phân tích vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết và khắc phục.
- Công tác thu thập thông tin: Thông tin để phân tích có thể được thu thập từ nhiều nguồn, như từ khách hàng, các chi nhánh khác, hội sở, CIC, cơ quan có liên quan...
Nhưng CBTD lại thu thập chưa đầy đủ, hầu hết vẫn dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp, chưa đầu tư để thu thập thêm thông tin. Khi đó, hệ thống thông tin sử dụng cho việc đánh giá khả năng trả nợ của DN sẽ không được đầy đủ, toàn vẹn, cũng như có thể có một số thông tin không chính xác.
- Nội dung phân tích TCDN: Việc tính toán chỉ tiêu tài chính chưa được thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện. CBTD chưa sử dụng tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp. Như vậy kết quả sẽ chưa được chính xác, bởi CBTD vẫn chưa có được cái nhìn tổng quát về khả năng cũng như tiềm năng phát triển lâu dài của DN.
- Khi phân tích, CBTD chưa đi vào chi tiết, chỉ dựa vào tỷ số, chưa xem xét sâu xa, như vậy thì vẫn chưa thể phản ánh hết tình hình hoạt động SX-KD thực tế của khách hàng, dẫn đến kết quả phân tích BCTC có thể chưa được chính xác, đầy đủ.
- Phương pháp phân tích: CBTD chưa áp dụng nhiều phương pháp để đánh giá tình hình TCDN của khách hàng, vậy nên chưa được khoa học và hiệu quả. Còn thiều thông tin về chỉ số bình quân ngành.
- Trình độ các CBTD chưa đồng đều: Có một số CBTD chưa thực sự được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ, văn bản pháp luật, quy trình tín dụng cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy nên khả năng tư duy, phân tích, đánh giá vấn đề còn yếu. Dẫn tới kết quả phân tích tài chính của khách hàng còn sơ sài, đưa ra nhận xét không chính xác.
2.3.3. Nguyên nhân* Nguyên nhân chủ quan: * Nguyên nhân chủ quan:
- CN vẫn còn có xu hướng cho vay những khách hàng cũ, đã có quan hệ với Ngân hàng. Điều này có mặt tốt là sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm được thời gian thẩm định vì thông tin sẽ dễ dàng được thu thập một cách nhanh chóng. Song đôi khi cũng có mặt xấu là sẽ khiến CBTD thẩm định không kỹ do chủ quan, hoặc có thể bị DN lợi dụng mối quan hệ trước đó làm ảnh hưởng đến chất lượng phân tích TCDN của khách hàng.
- CBTD chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thu thập thông tin đầy đủ và một phần cũng do quy chế của Ngân hàng không chặt chẽ trong việc quy định nguồn thông tin cần thiết để đánh giá tình hình tài chính khách hàng.
- Lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng, do vậy mức độ phức tạp của BCTC cũng tăng lên. Những CBTD chưa đủ trình độ, kiến thức và khả năng thẩm định còn hạn chế thì nội dung phân tích sẽ không đầy đủ, khoa học.
- Tại Saigonbank - CN Hà Nội không tách biệt Bộ phận Thẩm định và CVQHKH, do vậy CVQHKH sẽ làm từ việc tìm kiếm khách hàng cho tới thẩm định, hỗ trợ tín dụng. Hiện nay có rất nhiều các NHTM cạnh tranh với nhau, nên họ không thể tránh khỏi áp lực trong công việc về chỉ tiêu, tăng trưởng doanh số nên sẽ ẩn chứa rủi ro CBTD cố ý thay đổi, lấp liếm, báo cáo không đầy đủ hoặc hỗ trợ KH cung cấp thông tin sai lệch.
* Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống chính sách, văn bản hướng dẫn chồng chéo, chưa cụ thể: Cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo nên hành lang pháp lý và môi trường vĩ mô cho hoạt động của các DN và cả Ngân hàng được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên trong một số vấn đề như mối quan hệ của Ngân hàng với bên Sở nhà đất (ở một vài trường hợp) vẫn chưa rõ ràng, không thống nhất gây khó khăn cho quá trình đánh giá khách hàng.
- Môi trường kinh doanh phức tạp: Việc nắm bắt được tình hình tài chính thật sự và dự báo tình hình tương lai của một DN không hề đơn giản. Có rất nhiều yếu tố tác động tới tình hình của DN và rất có khó phân tích, CBTD sẽ không lường hết được. - Chất lượng nguồn thông tin không cao:
+ Thực tế hiện nay thì các BCTC do doanh nghiệp cung cấp chưa có tính trung thực và chính xác cao. Các DN có quy mô lớn thì được quản lý chặt chẽ, bản thân những DN đó cũng thực hiện nghiêm túc các quy định kế toán, tài chính nên BCTC của họ có độ tin cậy cao. Trong khi đó, quy định về hạch toán kế toán với loại hình DN vừa và nhỏ vẫn còn khá lỏng lẻo, bản thân các DN cũng chưa thực hiện một cách nghiêm
túc. Vì thế BCTC của các DN này còn nhiều thiếu sót, không chi tiết, còn có thể cố tình điều chỉnh để đạt được mục đích riêng.
+ Ngân hàng có nhiều kênh thu thập thông tin. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà thông tin càng dễ bị nhiễu. Trong khi đó, chất lượng thông tin CIC cung cấp có độ tin cậy không cao. Nguyên nhân chủ yếu là thông tin ở đây do các TCTD cung cấp, mà các TCTD còn thiếu tinh thần hợp tác, thông tin bị phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp không chấp hành tốt các chế độ tài chính - kế toán. Mặt khác, bản thân CIC còn nhiều hạn chế về công nghệ, phương pháp thu thập, trình độ chuyên môn của nhân viên.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI