3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích TCDN phục vụ cho hoạt
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin
Ngân hàng cần có một hệ thống riêng để thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng. Để tiến hành kiểm tra tính xác thực của BCTC doanh nghiệp, ngân hàng cần có một bộ phận riêng phụ trách kiểm tra, xác minh tính chính xác, trung thực của BCTC. Ngoài ra, yêu cầu DN bổ sung thêm các chứng từ như bảng liệt kê giao dịch tài khoản NH, bảng lương, danh mục chi tiết các khoản mục quan trọng... Từ những chứng từ này có thể kiểm tra, đối chiếu với số liệu trên BCTC, đánh giá tính trung thực các thông tin do DN cung cấp, từ đó hạn chế rủi ro trong quá trình phân tích TCDN.
CBTD cần tìm hiểu thêm thông tin bằng cách kiểm tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp và người lao động, cần phải thường xuyên đến địa bàn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu kỹ và đánh giá các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số lượng thông tin mà CBTD tìm được phải biết đâu là thông tin có chất lượng cao, đâu là thông tin thật hay thông tin giả, cần biết cách chọn lọc để tránh hiện tượng loãng thông tin. Mỗi CBTD phải nâng cao năng lực khai thác và sử dụng thông tin, phải thực sự năng động, nhiệt tình.
Ngân hàng cần bổ sung nội dung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi thực tế hiện nay Ngân hàng chưa sử dụng báo cáo này để phân tích. Việc phân tích xu hướng, sự thay đổi của từng khoản mục trong báo cáo này, giải thích nguyên nhân và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới dòng tiền cũng như khả năng trả nợ của DN có ý nghĩa quan trọng, giúp cho CBTD biết được nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng là từ đâu, có đảm bảo hay không.
Ngoài ra, Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng nguồn thông tin thì cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các NHTM khác, NHNN, các bộ ngành cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương để trao đổi thông tin trong lĩnh vực, kinh nghiệm thu thập và kỹ năng quản lý.