- Ban hành, bổ sung, sửa đổi chính sách, quy định hiện hành để giải quyết tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật. Hiện nay vẫn còn một số điều luật, văn bản quy phạm pháp luật chưa được thống nhất, không còn khả dụng trong bối cảnh hiện tại (ví dụ như thủ tục thông báo cho cơ quan cạnh tranh trong trường hợp hai công ty hợp nhất hoặc sáp nhập với nhau ở trong Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh chưa được thống nhất). Khi loại bỏ được sự thiếu nhất quán trong vấn đề nêu trên, thì hồ sơ của các doanh nghiệp cũng sẽ rõ ràng hơn, giúp các CBTD dễ dàng phân tích hơn.
- Kiện toàn hệ thống kế toán, kiểm toán, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Có thể kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp gian lận, thiếu trung thực, sửa đổi số liệu nhằm mưu lợi bất chính. Đồng thời đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm minh để đảm bảo các chủ thể kinh doanh tuân
thủ đúng chế độ đã đề ra, kê khai số liệu, thông tin đáng tin cậy. Song song với công tác đó, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quy định cụ thể về việc nộp BCTC định kỳ, đúng hạn để phản ánh kịp thời thực tế hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp. - Xây dựng và ban hành khung pháp lý cụ thể, rõ ràng, toàn diện đối với các ngân hàng về hoạt động thẩm định tín dụng, để giúp cho các ngân hàng thực thi được chức năng của mình một cách tối ưu nhất. Nhà nước nên có các phòng, ban riêng để tiến hành hướng dẫn, theo dõi sát sao cũng như để xử lý nghiêm minh nếu có trường hợp vi phạm. Chính phủ có thể ủy nhiệm cho NHNN phụ trách công việc này.
- Thiết lập hệ thống định mức, chỉ tiêu bình quân ngành, tạo điều kiện cho các CBTD dễ dàng hơn trong việc thẩm định, đánh giá và nhận xét khách hàng vay vốn.