Khái quát về NH TMCP Sài Gòn Công Thươn g CNHà Nội

Một phần của tài liệu 337 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM sài gòn công thương chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Sài Gòn Công Thương- CN Hà Nội - CN Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm. Sau nhiều năm thành lập, Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu

đồng lên 3.080 tỷ đồng. Hội sở chính đặt ở số 2C Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh. Cho đến nay, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm 33 chi nhánh, 56 phòng giao dịch và trung tâm kinh doanh thẻ nằm trên địa bàn miền Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, HĐQT của Saigonbank đã đề nghị NHNN cho phép mở thêm chi nhánh tại Hà Nội và đã được cấp giấy phép chấp thuận (Số 0015/GCT) vào ngày 30/01/1993. Đến 29/11/1993, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định số 621QĐ/UB cho phép thành lập NH TMCP Sài

Gòn Công Thương - CN Hà Nội với trụ sở hoạt động tại số 17 Tông Đản, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngày 18/01/1994, Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Hà Nội làm lễ khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Sau một thời gian hoạt động, chi nhánh Hà Nội đã chuyển về hoạt động tại số 11A, Đoàn Trần Nghiệp, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội vào tháng 07/1997 và tiếp tục hoạt động tại đó cho đến nay.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Công Thương - CN Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội của Saigonbank có cơ cấu tổ chức tinh gọn, với đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn. Để đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

Chỉ tiêu _________2018________ _________2019_________ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 831,75 100 944,35 100 I/ Phân theo đối tượng

1. Tiền gửi và vay các TCTD 94,32 11,34 155,91 16,51 ~

2. Tiền gửi của KH 737,43 88,66 788,44 83,49

II/ Phân theo kì hạn

1. Ngắn hạn 446,73 53,71 637,81 67,54 '

2. Trung và dài hạn 385,02 46,29 306,54 32,46

của từng phòng và hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi nhánh được chia làm các phòng: Giám đốc, Phó giám đốc, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng ngân quỹ.

Trong đó, Phòng kinh doanh được chia nhỏ làm hai bộ phận: Tín dụng và Thanh toán

quốc tế.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Saigonbank — CNHà Nội

2.1.3. Khái quát về hoạt động tín dụng của CN Hà Nội

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Vốn của ngân hàng được hình thành qua các nguồn khác nhau, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động

kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Saigonbank — CN Hà Nội

Chỉ tiêu 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay: 688,55 100 752,85 100

1. Phân theo thời hạn:

Ngắn hạn 503,33 73,1 565,62 75,13

Trung và dài hạn 185,22 26,9 187,23 24,87

2. Chất lượng tín dụng:

Dư nợ quá hạn 2,19 1,87

(Nguồn: BCKQHĐKD 2019 của NH SGCT - CNHN)

Có thể thấy, cuối 2018, nguồn vốn huy động của CN Hà Nội đạt 831,75 tỷ đồng, giảm 49,35 tỷ đồng (tương đương 5,6%) so với 2017. Trong đó, tiền gửi của khách hàng (gồm tiền gửi cá nhân, tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi đối tượng khác) chiếm tỷ trọng lớn, đạt tới 737,43 tỷ đồng (tương đương 88,66%), còn lại 11,34% là tiền gửi và vay từ các TCTD khác.

Đến 31/12/2019, nguồn vốn huy động tại chi nhánh HN đạt 944,35 tỷ, tăng 13,54% (112,6 tỷ đồng) so với đầu năm. Trong năm 2019, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là 788,44 tỷ đồng, tăng 51,01 tỷ đồng so với 2018, và vẫn chiếm phần lớn hơn (83,49%), tiền gửi và vay của các TCTD khác đạt 155,91 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 16,51% và tăng 61,59 tỷ đồng so với năm 2018.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của Saigonbank — CN Hà Nội

(Nguồn: BCKQHĐKD 2019 của NH SGCT - CNHN)

Cuối 2018, tổng dư nợ đạt 688,55 tỷ, giảm 17,95 tỷ đồng (-2,54%) so với đầu năm. Cơ cấu dư nợ như sau: dư nợ ngắn hạn đạt 503,33 tỷ, chiếm 73,1% trong tổng dư nợ, giảm 27,5 tỷ so với năm 2018; dư nợ trung và dài hạn đạt 185,22 tỷ đồng, chiếm 26,9% trong tổng dư nợ, tăng 9,55 tỷ so với năm 2018. Nợ xấu chiếm 2,19% trên tổng dư nợ, đã giảm 0,78% so với năm trước.

Sang cuối 2019, tổng dư nợ đạt 752,85 tỷ đồng, tăng 64,3 tỷ đồng, tăng 9,34%

so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 565,62 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,13%,

tăng 12,38% so với 2018; dư nợ trung và dài hạn đạt 187,23 tỷ đồng (24,87%), tăng 1,09% so với 2018. Nợ quá hạn đến 31/12/2019 chiếm tỷ trọng 1,87% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 337 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM sài gòn công thương chi nhánh hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w