Học thuyết nhu cầu của Maslow (1943)

Một phần của tài liệu 359 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần kỹ thuật hồng hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow

- Nhu cầu sinh lý: bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất giúp cho con người tồn tại như nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại.

- Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu về ổn định, an toàn, được bảo vệ khỏi những nguy hại về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng, gia đình.

- Nhu cầu xã hội: là một trong những nhu cầu bậc cao của con người bao gồm nhu cầu giao tiếp trong xã hội, nhu cầu được thể hiện và chấp nhận tình cảm,

sự chăm

sóc, sự hợp tác.

- Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu được người khác công nhận và tôn trọng, nhu cầu tự tôn trọng bản thân mình.

- Nhu cầu tự hoàn thiện: là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ.

Theo Maslow, nhu cầu bậc thấp phải được đáp ứng trước nhu cầu bậc cao thì mới có giá trị tạo động lực, mặc dù không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn, nhưng một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản thì không còn giá trị tạo động lực.

Ứng dụng của học thuyết này là thực tế người lao động có nhiều nhu cầu khác

nhau và tại một thời điểm họ có thể ở những cấp độ nhu cầu khác nhau. Cũng chính thông qua học thuyết này mà có thể nhận thấy được sự tác động của hệ thống nhu cầu

cá nhân có tác động thế nào đến động lực lao động, làm việc của con người. Do đó, để tạo động lực cho nhân viên, nhà quản trị cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu này và hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu ở bậc đó trên cơ sở mục tiêu và điệu kiện cho phép của tổ chức.

Một phần của tài liệu 359 hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần kỹ thuật hồng hà,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 28)

w