Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản nghiên cứu trường hợp tại nhà xuất bản đại học thái nguyên (Trang 46 - 50)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.Phương pháp nghiên cứu

Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Trong đề tài này, tác giả sẽ tập trung một số phương pháp khoa học phản ánh sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn trong QLNN về hoạt động xuất bản. Để từ đó đưa ra những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của QLNN về hoạt động xuất bản bằng pháp luật đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nội dung: Luận văn sử dụng thông tin thứ cấp chủ yếu từ các tài liệu, báo cáo đã được công bố và xuất bản về quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản từ Bộ TT&TT; Bộ GD&ĐT; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Đại học Thái Nguyên; Nhà xuất bản ĐHTN... trong các năm 2015; 2016; 2017.

- Ý nghĩa: Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được tình hình hoạt động xuất bản trong những năm đó có sự thay đổi như thế nào.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Nội dung: Để có được số liệu mới, tác giả thu thập thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và điều tra khảo sát thực tế theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra khách hàng và nội dung các câu hỏi phỏng vấn.

- Ý nghĩa: đánh giá một cách khác quan nhất trong công tác tổ chức bản thảo, in ấn và phát hành tại NXB ĐHTN nói riêng và trên địa bàn nói chung.

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài trên cơ sở: + Phỏng vấn trực tiếp:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu là các cán bộ quản lý đang làm việc tại NXB ĐHTN, các cơ sở in, phát hành nằm trên địa bàn có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về hoạt động xuất bản, cụ thể tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

+ Phiếu điều tra:

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với các khách hàng là giảng viên trực thuộc ĐHTN và các khách hàng khác ngoài ĐHTN. Tác giả lựa chọn danh sách khách hàng của Nhà xuất bản ĐHTN và phát 2.000 phiếu điều tra cho các khách hàng đó. Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 2.000 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Do đó, n = 2000/(1+2000*0,12) = 95,23. Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 95.

Trong 2.000 phiếu điều tra khách hàng có: 68% phiếu là cán bộ giảng dạy thuộc ĐHTN, 32% ngoài ĐHTN, số lượng khách hàng cần được chọn ra làm mẫu điều tra là 95 (khách hàng).

Thang đo của bảng hỏi

Đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất tại tại Nhà xuất bản ĐHTN mang tính chất định tính như: đánh giá hiệu quả về công tác xuất bản, in, phát hành...tại NXBĐHTN được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả của đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi:

X i = (∑ X i *f i )/ (∑f i )

Trong đó:

X i : là biến quan sát theo thang đo Likert F i : Số người trả lời cho giá trị X i

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.20 - 5.00 Rất đồng ý

4 3.40 - 4.19 Đồng ý

3 2.60 - 3.39 Tương đối đồng ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 1.80 - 2.59 Không đồng ý

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Nội dung: tác giả sử dụng kết quả của phương pháp thông tin sơ cấp để đánh giá những ưu điểm và hạn chế của QLNN về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN. Thứ nữa đề tài đưa ra một số các văn bản chỉ đạo hiện nay phục vụ của công tác QLNN về hoạt động xuất bản, tác giả cũng đưa 1, 2 văn bản so sánh sự thay đổi và tác động đến hoạt động xuất bản. Để đánh giá một cách tổng thể, tác giả thể hiện các số liệu qua biểu đồ, hình vẽ, lập biểu...

- Ý nghĩa: Nhằm đánh giá thực trạng của QLNN đối với hoạt động xuất bản - nghiên cứu trường hợp tại NXB ĐHTN. Qua đó đề xuất một số giải pháp đề hoàn thiện QLNN về hoạt động xuất bản và năng lực thực thi của NXB ĐHTN.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

- Nội dung: Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng QLNN về hoạt động xuất bản đến đối tượng là những khách hàng của NXB.

- Ý nghĩa: nhằm đưa ra những hạn chế và các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh:

- Nội dung: Sau khi tính toán số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm để đánh giá hiệu quả QLNN về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN qua các năm để thấy được tình hình mức độ hài lòng của đối tác như thế nào.

- Ý nghĩa: Đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về quản lý nhà nước về về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

2.2.2.3. Phương pháp bảng thống kê:

- Nội dung: bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN. Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được.

- Ý nghĩa: Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia:

- Nội dung: Tác giả đã tham vấn ý kiến chuyên gia PGS. TS Trần Thị Việt Trung - Nguyên Giám đốc - Tổng biên tập NXB ĐHTN, hiện nay bà đang là cố vấn chuyên môn cho đơn vị. Người có hiểu biết chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm trong việc hoạt động xuất bản. Tác giả tập trung đặt ra những câu hỏi về chuyên môn xuất bản (biên tập, chế bản, đọc duyệt,...) từ đó xác định mục tiêu, định hướng trong công tác QLNN đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

- Ý nghĩa: Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các nội dung nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản nghiên cứu trường hợp tại nhà xuất bản đại học thái nguyên (Trang 46 - 50)