0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 106 -106 )

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong hoạt động xuất bản.

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho các đơn vị xuất bản, in, phát hành.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm một cách nghiêm minh và có hiệu quả. Việc kiểm tra và thanh tra chống sách lậu, sách giả cần được chú trọng hơn nữa trong lĩnh vực in và phát hành, cần đưa ra các chế tài mạnh mẽ nhằm răn đe, tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi nạn in sách lậu vốn đang rất bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NXB mà ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và lòng tin của dân đối với sự an toàn, an ninh và trật tự xã hội và quan hệ với quốc tế.

- Cần quy định về điều kiện hoạt động của nhà xuất bản, tạo điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của các nhà xuất bản. Quy định chi tiết công tác

biên tập, ký duyệt bản thảo nhằm tăng cường công tác biên tập của các nhà xuất bản, đây là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động xuất bản, đảm bảo cuốn sách được phát hành ra xã hội có giá trị và tránh được những sai sót về nội dung.

- Tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nhằm nâng cao đội ngũ cán bộ lĩnh vực hoạt động xuất bản.

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, Sở Thông Tin Truyền Thông

Cần phối hợp với Phòng An ninh kinh tế, Phòng An ninh chính trị nội bộ trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở in, phát hành trên địa bàn nhằm đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm các hành vi vi phạm, đảm bảo hoạt động xuất bản, in, phát hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật

4.3.4. Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản Đại học Thái Nguyên

-Nghiêm túc thực hiện Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý, NXB thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, xây dựng phương hướng hoạt động, tăng cường thanh tra, giám sát, tạo điều kiện nhân lực, vốn, máy móc thiết bị, công nghệ cho NXB, bổ nhiệm miễn nhiệm lãnh đạo NXB, phối hợp giải quyết các vấn về nảy sinh trong thực tiễn xuất bản.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp chỉ đạo giữa cơ quan chủ quản với NXB, kiểm tra, đôn đốc NXB thực hiện đúng các quy định của Đảng và pháp luật về xuất bản.

- Tiếp tục tăng cường nguồn lực cho NXB; chú trọng cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các trang thiết bị, tạo điều kiện cho NXB nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.

- Khuyến nghị việc cơ quan chủ quản quản lý Nhà xuất bản theo hướng phân công nhiệm vụ, chi phí quản lý bộ máy được đưa vào nhiệm vụ, thực hiện trên nguyên tắc “Những xuất bản phẩm Nhà nước sử dụng Nhà nước sẽ trả tiền cho những sản phẩm đó, những sản phẩm ra thị trường phải hạch toán kinh doanh, xây dựng cơ chế quản lý kiểm soát kinh phí từ Nhà nước cho các nhiệm vụ, không bao cấp đối với bộ máy, để Nhà xuất bản được tự chủ trong cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đồng vốn của Nhà nước trước các cơ quan tài chính”.

4.3.5. Kiến nghị với Ban Giám đốc

- Đề nghị Ban Giám đốc của NXB ĐHTN xây dựng quy chế thi tuyển các chức danh cho NXB ĐHTN, thi tuyển công chức cho NXB ĐHTN, để tránh các bất công trong việc sử dụng lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cần hoàn thiện quy chế khoán nội bộ, nâng cao tính năng động sáng tạo của cán bộ, nhân viên, tính tự chủ và khai thác hợp đồng của các phòng ban trong NXB.

- Đề nghị Ban Giám đốc NXB ĐHTN xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ của NXB ĐHTN cho phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước hiện nay và tình hình tài chính của NXB ĐHTN, kích thích mọi người chủ động tìm nguồn thu, tìm các chương trình hợp tác, nâng cao thu nhập cho mỗi cá nhân và mỗi đơn vị cũng như cho toàn bộ NXB.

- Xây dựng quy chế bình xét lao động và xây dựng chính sách thưởng phạt đối với các loại lao động này để hiệu quả và chất lượng lao động của NXB tăng lên, khuyến khích mọi người không ngừng vươn lên, mở rộng các mối quan hệ, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thị trường và nhà tiêu thụ, trên cơ sở đó mở rộng doanh thu cho NXB.

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử cho NXB ĐHTN trong những năm tới. Việc đầu tư dứt khoát phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả, lựa chọn công nghệ phù hợp với khả năng tài chính, khả năng thu hồi vốn, khả năng vận hành cũng như các vấn đề khác có liên quan.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động xuất bản nói riêng phải được quản lý bằng pháp luật và định hướng phụ vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoạt động xuất bản đạt được những kết quả tốt, trước hết cần quan niệm lại vai trò, chức năng QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực này. Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất bản, trách nhiệm, phạm vi, phương thức quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bởi vì nó là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống các loại hàng hóa khác. Nếu buông lỏng QLNN bằng pháp luật để hoạt động xuất bản trôi nổi theo quy luật thị trường là sai lệch mục tiêu của xuất bản, chỉ chạy theo lợi nhuận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Việc QLNN bằng pháp luật về xuất bản trong những năm qua cho thấy ngành văn hóa thông tin đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện, chức năng QLNN về lĩnh vực này. Hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng và hiệu quả, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế. Hệ thống các văn bản pháp quy thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Nhiều quy định trong văn bản còn lạc hậu so với thực tiễn hoặc còn quá chung chung, khi triển khai khó thực hiện, gây nên tình trạng thực thi luật và các văn bản còn thiếu nghiêm minh.

Công tác sắp xếp lại hệ thống xuất bản, in, phát hành trên phạm vi toàn quốc còn lúng túng và chưa hợp lý. Hiện tại, số lượng cơ sở in và phát hành quá lớn, một số cơ sở hoạt động không hiệu quả, rất khó khăn trong công tác quản lý và dễ xảy ra vi phạm. Công tác QLNN chưa mang tính chủ động, chạy theo thực tiễn để giải quyết những vụ việc đáng tiếc.

Việc xem xét và xử lý những vi phạm Luật Xuất bản còn có tình trạng nể nang, nương nhẹ hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu thống nhất, gây ra tình trạng coi thường pháp luật. Một số cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý đã xảy ra những sai phạm không đáng có.

Do đó việc tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược đổi mới tổ chức hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, thực hiện đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH nước ta. Những giải pháp để nâng cao QLNN về hoạt động xuất bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng đã đề ra đối với hoạt động xuất bản làm tốt, chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH trên đất nước ta. Những giải pháp nhằm nâng cao QLNN bằng pháp luật về xuất bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Bên cạnh đó, NXB ĐHTN bám sát và thực hiện đúng những văn bản chỉ đạo nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa công tác xuất bản, in, phát hành hướng tới mục tiêu nhiệm vụ chính trị, tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cán bộ công chức viên chức.

Nói tóm lại, NXB ĐHTN 9 năm hoạt động sự phấn đấu đã đem lại những dấu hiệu khởi sắc không chỉ cho đơn vị nói riêng mà cho cả nước nói chung. Rồi tới đây, trên đường phát triển sắp tới chắn chắn NXB ĐHTN sẽ bổ sung nhiều kinh nghiệm để hoạt động xuất bản ngày càng hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông (2012) “Luật Xuất bản năm 2012”. 2. Bản Tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị định 42 của BCH

TW Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xuất bản và vai trò của cơ quan chủ quản.

3. Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới.

4. Ban Bí thư (2001), Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

5. Sắc luật số 003/SLt ngày 18-6-1957 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH về chế độ xuất bản.

6. Đề án Quy hoạch phát triển tổng thể Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020, đã được Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 4158/QĐ - BGD&ĐT ngày 17/8/2006.

7. Nhà xuất bản Giáo dục (2006)- “Các Nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX” 8. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (2012) - “60 năm ngành Xuất bản, In, Phát

hành sách Việt Nam (1952 - 2012)”, Hà Nội.

9. Báo cáo“Chiến lược phát triển Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên giai đoạn

2013 - 2018”.

10. Các kết quả thực hiện nhiệm vụ xuất bản của năm 2015; 2016; 2017.

11. Dũng Bùi Tiến Dũng (2016) “Nâng cao năng lực quản lý trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Nhà xuất bản Địa học Quốc gia Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ.

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Bộ Văn hoá - thông tin. Cục Xuất bản (2006), Luật Xuất bản và các văn bản

hướng dẫn thi hành, Hà Nội.

13. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2003), Các văn bản về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. Văn bản pháp qui về Báo chí - Xuất bản, (2006) Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

16. Chính Phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu ngày 16/1/2001, Hà Nội.

17. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngày 25/04/2006, Hà Nội.

18. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ngày 14/02/2015, Hà Nội.

19. Tú Nguyễn Anh Tú (2015), “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở

Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,

20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013).

21. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Hiến pháp 1946, 1959,

1980, 1992, Nhà xuất bản Pháp lý; Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

22. Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm (2015), Cục Xuất bản, In và Phát hành.

23. Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm (2016), Cục Xuất bản, In và Phát hành.

24. Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm (2017), Cục Xuất bản, In và Phát hành.

25. Đường Vinh Sường (1993), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của

các nhà xuất bản trong bước chuyển sang cơ chế thị trường”, Luận án Tiến sĩ

kinh tế, Hà Nội

26. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Khoa Quản lý kinh tế (2003), Nguyên lý quản lý kinh tế, NXB Chính trị quốc gia

27. Nguyễn Thị Ngọc Huyền Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà, (2014), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

28. www.chinhphu.vn 29. www.tuyengiao.vn 30. www.mic.gov.vn 31. https://ppdvn.gov.vn/ 32. www.tnu.eu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN PHẨM TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Phường Tân Thịnh - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 0208. 3840023 * Email: nxb.dhtn@gmail.com * Website:

http://nxb.tnu.edu.vn

PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG XUẤT BẢN PHẨM TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Kính gửi: Quý khách hàng

Nhà xuất bản ĐHTN trân trọng cảm ơn Quý khách đã và đang quan tâm, gắn bó với chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nhằm mục đích thu thập ý kiến đóng góp và phản hồi của Quý khách, rất mong Quý khách dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi bên dưới nhằm giúp đơn vị chúng tôi cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.

Tên khách hàng:...

Đơn vị công tác hoặc địa chỉ:...

Số điện thoại:...

Để trả lời câu hỏi Quý khách vui lòng đánh dấu X vào các ô trống bên cạnh các đáp án mà Quý khách lựa chọn

Câu 1. Quý khách biết Nhà xuất bản ĐHTN qua phương tiện thông tin nào?

1. Internet 2. Báo chí 3. Website: nxb.tnu.edu.vn 4. Gia đình/ Bạn bè 5. Tivi 6. Nguồn khác

Câu 2: Công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu của đơn vị như thế nào: 1. Rất tốt 2. Đồng ý 3. Tương đối đồng ý 4. Không đồng ý 5. Rất không đồng ý

Câu 3 : Xin vui lòng cho biết quý khách thường xuất bản phẩm loại nào:

1. Giáo trình, chuyên khảo, đề cương bài giảng 2. Kỷ yếu

3. Thơ, truyện ngắn 4. Ấn phẩm khác

Câu 4. Thủ tục để quý khách hàng xuất bản phẩm tại đơn vị thuộc tiêu chí nào dưới đây:

1. Đơn giản

2. Phức tạp, nhiều thủ tục

3. Khác………...

Câu 5. Theo Quý khách, thái độ phục vụ của nhân viên là:

1. Rất tốt 2. Đồng ý

3. Tương đối đồng ý 4. Không đồng ý 5. Rất không đồng ý

Câu 6. Quý khách hàng nhận thấy đối vói mức giá của chúng tôi hiện nay đã hợp lý chưa?

1. Cao 2. Phù hợp

3. Thấp

Câu 7. Quý khách đánh giá công tác biên tập, chế bản của đội ngũ nhân viên của chúng tôi? 1. Rất tốt 2. Đồng ý 3. Tương đối đồng ý 4. Không đồng ý 5. Rất không đồng ý

Câu 8. Chúng tôi đã giao hàng cho quý khách ở mức độ nào?

1. Rất tốt 2. Đồng ý

3. Tương đối đồng ý 4. Không đồng ý 5. Rất không đồng ý

Câu 9. Quý khách nhận thấy như thế nào về chất lượng in ấn của đơn vị :

1. Rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 106 -106 )

×