0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Định hướng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 94 -94 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hướng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản của Việt

trong thời gian tới

4.1.1. Quan điểm

* Đối với Nhà nước:

Thứ nhất, thực hiện đúng tinh thần xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn

hóa - tư tưởng. Xuất bản là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Mọi hoạt động quản lý xuất bản phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật xuất bản và đặt dưới sự thống nhất quản lý của Chính phủ. Sự thống nhất trong QLNN bằng pháp luật về xuất bản phải thể hiện trên cả ba mặt: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật xuất bản. Đây là quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản.

Thứ hai, đây là một hoạt động kinh doanh đặc thù, sản phẩm của xuất bản

là những hàng hóa đặc biệt. Bản chất đích thực của hoạt động xuất bản cũng là một dạng kinh doanh, nhưng đó là một dạng kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng và đáp ứng nhu cầu xã hội và tuân thủ theo quy luật kinh tế tạo ra lợi nhuận. Như vậy, chính các xuất bản phẩm vừa là hoạt động văn hóa, vừa là hoạt động kinh tế.

Thứ ba, thiết lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản theo pháp luật. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các khách quan và chủ quan, hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn có một số hạn chế, yếu kém nhất định: tình trạng sách lậu, sách có nội dung xấu; giá sách quá cao vẫn còn phổ biến, đọc và kiểm tra lưu chiểu còn rất yếu, hầu hết các sách vi phạm, sách có nội dung xấu đều do bạn đọc phát hiện. Vì vậy, cần phải lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản.Việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản phải dựa trên cơ sở pháp luật, coi pháp luật là tiêu chuẩn, công cụ quan trọng nhất.

* Đối với ĐHTN và NXB ĐHTN:

Với mục đích là đơn vị xuất bản hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của ĐHTN và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

Thứ nhất, về mô hình NXB ĐHTN cần xây dựng mô hình tổ chức chuyên

nghiệp, đào tạo và tuyển dụng đầy đủ các vị trí cốt yếu quan trọng trong chuỗi hoạt động cần được đề cao, với tiêu chí: chuyên môn hóa, chuyên nghiệp và có năng lực.

Thứ hai, mở rộng quan hệ quốc tế với các nhà xuất bản khác và các nhà phân

phối sách nước ngoài, bước đầu thăm dò và thâm nhập các thị trường ngoài nước về sách và văn hóa phẩm; định hướng phát triển với mục tiêu hướng về khách hàng, xuất phát từ phục vụ nhu cầu của khách hàng,

Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động toàn diện của Nhà xuất bản, phấn đấu nâng

cao đời sống tinh thần vật chất cho cán bộ, nhân viên, xây dựng Nhà xuất bản phát triển vững mạnh.

4.1.2. Phương hướng * Đối với Nhà nước: * Đối với Nhà nước:

- Cần nhận thức đúng, toàn diện và khách quan về tính đặc thù của hoạt động xuất bản để thiết lập cơ chế quản lý phù hợp vừa đảm bảo hoạt động xuất bản vận hành theo các qui luật kinh tế khách quan, vừa đảm bảo vận hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách phù hợp và đồng bộ để tiếp tục cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Hoàn thiện cơ chế trong hoạt động xuất bản với việc sử dụng linh hoạt các phương thức và biện pháp, các công cụ quản lý nhằm huy động tốt nhất các tiềm lực vốn có của xã hội để phát triển sự nghiệp xuất bản, phát huy tính tự chủ và sáng tạo trong việc tạo ra những xuất bản phẩm có giá trị cao và đưa chúng ra thị trường kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng các quan hệ thị trường ra ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Nhà nước cần phân định rõ mảng XBP kinh doanh và không kinh doanh. Đối với mảng XBP kinh doanh, nhà nước để bàn tay vô hình của cơ chế thị trường tự điều tiết; sử dụng qui luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Đối với mảng XBP thuộc diện không kinh doanh, Nhà nước cần đầu tư tài trợ kinh phí và có chế tài quản lý chặt chẽ. Đối với mảng này, việc xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch cần được tính toán, kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng và cần sử dụng mã số mã vạch để thuận lợi trong quản lý.

- Luật Sửa đổi, bổ sung cần chú trọng làm rõ sự phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, cơ quan chủ quản của nhà xuất bản, tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà xuất bản; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản để nâng cao kỷ cương và hiệu lực quản lý hoạt động xuất bản.

- Con người vốn là nhân tố then chốt, cốt lõi quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Con người tạo ra cơ chế, dùng cơ chế để ràng buộc và điều chỉnh các hành vi và hoạt động của mình. Xác định hoạt động xuất bản, in, phát hành là hoạt động kinh doanh đặc thù vừa thực hiện chức năng tư tưởng chính trị vừa thực hiện chức năng kinh doanh, Nhà nước cần qui định thống nhất đồng bộ bằng văn bản các chức danh của cán bộ xuất bản, in, phát hành theo tiêu chuẩn, ngạch bậc Nhà nước qui định. Đặc biệt nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ quản lý lãnh đạo trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.

* Đối với ĐHTN và NXB ĐHTN

Nhằm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản ở nước ta, nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý hoạt động xuất bản và chiến lược phát triển ĐHTN theo Đề án Quy hoạch phát triển tổng thể Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020, đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại Quyết định số 4158/QĐ - BGD&ĐT ngày 17/8/2006 cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau:

- Tìm kiếm đối tác trong nước hoặc có thể với nước ngoài để hợp tác liên kết xuất bản, in ấn, phát hành sách in truyền thống cũng như tập trung xuất bản sách điện tử.

- Củng cố, phát triển mạng lưới tác giả.

- Huy động và kêu gọi nguồn xã hội hóa để hỗ trợ kinh phí.

- Cần đầu tư và đẩy mạnh trang web đưa thông tin về sách xuất bản của mình phục vụ không riêng ĐHTN, trong địa bàn mà còn nhằm kết nối các nhà xuất bản trên toàn thế giới, để có thể tìm kiếm những cơ hội hợp tác từ bên ngoài Việt Nam.

- Đào tạo và tuyển dụng nhân sự chất lượng cao.

- Đa dạng hóa loại sách bộ phục vụ cho các đối tượng bạn đọc khác nhau như: sách cho các nhà quản lý, cho các doanh nhân, sách cho thiếu nhi…

- Thúc đẩy lĩnh vưc phát hành để tăng số lượng bán trên mỗi đầu sách.

Cũng theo cuộc phỏng vấn của tác giả đối với TS. Phạm Quốc Tuấn: để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, góp phần quảng bá, khẳng định hình ảnh, vị thế của NXBĐHTN với bạn đọc, cần có chiến lược xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên, nâng cao chất lượng các chuyên mục theo hướng bám sát và phản ánh được hơi thở của thực tiễn; cải tiến hình thức các ấn phẩm theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại…

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản và khả năng thực thi tại Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

4.2.1. Một số giải pháp tăng cường QLNN đối với hoạt động xuất bản

Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành xuất bản, in, phát hành đến năm 2020; xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các nhà xuất bản, công ty phát hành sách phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, khuyến khích, tạo điều kiện để một số nhà xuất bản chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp và đẩy nhanh việc cổ phần hoá doanh nghiệp in và phát hành sách nhà nước tạo động lực cho toàn ngành phát triển. Muốn vậy, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải xem xét lại cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý để từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động xuất bản. Từ đây, chúng tôi khuyến nghị một số giải pháp sau:

Thứ nhất cần tiếp tục Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Xuất bản

- Luật Xuất bản

Luật Xuất bản 2012 mới được thông qua, tuy nhiên một số vấn đề sau đây: Cần phải làm rõ trong các văn bản dưới luật, cụ thể như sau:

+ Xác định rõ hơn về vị trí, tính chất, mục đích của hoạt động xuất bản, trong đó lĩnh vực xuất bản cần được xác định là khâu quan trọng nhất hình thành chất lượng nội dung xuất bản phẩm; mặt khác cần giới hạn cụ thể tính chất văn hóa- tư tưởng đối với hai lĩnh vực in và phát hành để áp dụng những chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước một cách hợp lý.

+ Quy định loại hình tổ chức NXB và những điều kiện, tiêu chí để áp dụng loại hình tổ chức phù hợp với Luật Doanh nghiệp; hoặc nếu thấy cần thiết có thể quy định loại hình riêng cho NXB mà không nhất thiết phải áp dụng Luật Doanh nghiệp.

+ Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể và các chức danh lãnh đạo chủ chốt NXB phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Công chức, Luật Viên chức

+ Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất bản và yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.

+ Hoạt động liên kết xuất bản, trong đó có liên kết với tư nhân, trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế kiểm soát về thuế và nội dung xuất bản phẩm.

- Một số luật và văn bản dưới luật khác

+ Cần sớm sửa đổi một số luật thuế hoặc văn bản hướng dẫn thi hành luật đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật đầu tư có tính ưu đãi với hoạt động xuất bản.

+ Cần miễn, giảm phí quảng bá sách; hỗ trợ triển lãm sách, hội chợ sách. Có chính sách đặt hàng, trợ cước, nhất là gửi sách đi nước ngoài; sửa đổi Nghị định 61 về chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình hiện nay; tăng mức thưởng đối với các giải thưởng nhằm khuyến khích, tôn vinh những người sáng tạo và những xuất bản phẩm có giá trị cao.

+ Lên phương án chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là Nhà nước đối với các NXB đủ điều kiện chuyển đổi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và không thành lập NXB mới trực thuộc địa phương quản lý. Cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khoa học qua thực tế hoạt động xuất bản Việt Nam và kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hoạt động xuất bản thế giới để từ đó phân loại NXB và các xuất bản phẩm, loại nào cần được hỗ trợ của Nhà nước, loại nào hoạt động theo thị trường.

Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN về xuất bản, cũng như cải cách hành chính nói chung, được tiến hành trên tất cả các phương diện. Cụ thể:

- Cần tăng cường việc chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi

hành pháp luật trong các cơ quan QLNN về xuất bản và các chủ thể xuất bản. - Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan QLNN về xuất bản theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, từng cơ quan, từng cá nhân cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại để thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ và nhằm đạt mục đích cuối cùng là "xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực".

Thứ ba, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xuất bản

Củng cố, tăng cường các lực lượng thanh tra chuyên ngành, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện làm việc; tăng cường ngân sách để làm tốt công tác quản lý hoạt động xuất bản; loại trừ những kẻ tiếp tay, dung túng, bao che cho những hoạt động trái phép.

Ngành công an, văn hóa phối hợp với ngành kiểm soát, tòa án đẩy nhanh quá trình điều tra, truy tố, xét xử kịp thời tội phạm xuất bản; kịp thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động xuất bản.

* Đối với Đại học Thái Nguyên:

- Phối hợp với NXB tổ chức các Hội nghị, hội thảo về hoạt động xuất bản - Tiếp tục đầu tư hệ thống máy móc cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên sẽ phát triển lên một tầm cao mới.

- Tập trung chỉ đạo Nhà xuất bản hoàn thiện chiến lược phát triển, gắn kết các nội dung chiến lược về năng lực, thương hiệu, thị trường với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

- Về cơ chế đặt hàng của cơ quan chủ quản, đề nghị Đại học Thái Nguyên tạo mọi điều kiện để Đề án Khai thác, xuất bản các xuất bản phẩm sử dụng ngân sách Nhà nước trong Đại học Thái Nguyên được đưa vào áp dụng trong thực tế.

4.2.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN

4.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà xuất bản ĐHTN - Mục tiêu của giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NXB

nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức, mở rộng quy mô phát triển.

- Nội dung giải pháp:

+ Thứ nhất, thay đổi mô hình NXB ĐHTN hiện nay để Ban Giám đốc sẻ

chia trách nhiệm cho nhau.

+ Thứ hai, cải thiện quy chế làm việc để đảm bảo tiếp tục duy trì và đứng

vững trên thị trường, Nhà xuất bản ĐHTN cần xây dựng quy chế làm việc phù hợp với từng thời kỳ ngắn hạn và dài hạn, đồng thời, cũng cần đánh giá tình hình để có những điều chỉnh phù hợp.

+ Thứ ba, xây dựng kế hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chất của Nhà xuất bản: trong giai đoạn hiện nay, để đưa ra được phương án cụ thể về đầu tư cơ sở vật chất, Ban lãnh đạo Nhà xuất bản cần tổ chức đánh giá nhu cầu về trang thiết bị của

các phòng, ban, cân đối chung trong toàn bộ Nhà xuất bản để đưa ra kế hoạch tổng thể về đầu tư cơ sở vật chất. Tuy nhiên, Nhà xuất bản cần đề xuất để đơn vị chủ quản hỗ trợ kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, đổi mới về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, theo hướng Luật Xuất bản ban hành,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 94 -94 )

×