0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 82 -87 )

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Những thành tựu cơ bản

Trong 9 năm qua, hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình phát triển, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển đáng kể về lực lượng và năng lực hoạt động, đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng ngày càng cao về xuất bản phẩm, góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, văn hóa trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng.

- Lĩnh vực xuất bản phẩm: cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động xuất bản trên cả nước trong quá trình hoạt động vừa qua NXB ĐHTN cũng tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực để đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, điều đó được thể hiện:

+ Hàng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn vạch ra phương hướng, nhiệm vụ công tác, tập trung vào những nhiệm vụ chính trị của đất nước để xây dựng kế hoạch xuất bản. Căn cứ vào định hướng tuyên truyền trong năm và chức năng nhiệm vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản. Do đó, sự chỉ đạo và các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá đã cố gắng bám sát tình hình hoạt động xuất bản để chỉ đạo và quản lý, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn nhiều lệch lạc, sai phạm.

+ Cơ quan chủ quản ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò của công tác xuất bản và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và hỗ trợ hoạt động của các đơn vị xuất bản. Công tác lãnh đạo, quản lý của cơ quan chủ quản đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho NXB ĐHTN phát triển. Trên cơ sở đó cơ quan chủ quản đã quan tâm chỉ đạo, củng cố đội ngũ cán bộ xuất bản, đầu tư vốn, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho hoạt động xuất bản, đồng thời kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện định hướng chính trị tư tưởng của Đảng để không xảy ra những sự cố đáng tiếc đẫn đến vi phạm nghiêm trọng Luật Xuất bản.

Bảng 3.3: Thống kê số lượng sách xuất bản từ năm 2015 - 2017

Nội dung Đơn vị tính Năm

2015 2016 2017 Xuất bản phẩm Số đầu sách Cuốn 64 104 146 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 162.5 228.1 Số bản Nghìn bản 50.090 74.465 65.572 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 148.7 130.9 Sách và tài liệu dạng khác Số đầu sách Cuốn 42 92 129 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 219 307 Số bản Nghìn bản 42.390 31.200 48.340 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 73.6 114

Xuất bản phẩm khác (các loại lịch, áp-phích, tờ rời, tờ gấp…)

Số đầu sách Cuốn 13 12 22

Tốc độ phát triển hàng năm % 100 92.3 169.2

Số bản Nghìn bản 256.720 43.265 17.232

Tốc độ phát triển hàng năm % 100 16.9 6.7

Khảo sát của tác giả cũng cho kết quả khả quan về mức độ hài lòng của các khách hàng được hỏi đánh giá về xuất bản phẩm nói chung tại NXB ĐHTN

Biểu đồ 3.3: Khảo sát đánh giá chất lượng XBP nói chung tại Nhà xuất bản ĐHTN

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả, 2017

- Công tác in: năm 2016, Xưởng in - NXB ĐHTN được trang bị hệ thống máy in, gia công sau in thông qua Dự án “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất và xây dựng tài liệu điện tử nhằm đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Thái Nguyên năm 2015”, với tổng số vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng với các hạng mục, thiết bị như: Máy in offset; máy ra bản, máy gấp, máy vào gáy, nhà xưởng... Xưởng in đi vào hoạt động sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất bản, in ấn, phát hành tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Đại học Thái Nguyên; Đáp ứng một phần nhu cầu in ấn của các đơn vị hợp tác thông qua việc cung cấp những xuất bản phẩm, mẫu và biểu mẫu, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác.

Dù lĩnh này mới đi vào hoạt động được hơn 1 năm nhưng đã đánh dấu bước tiến quan trọng, một bước ngoặt mới vừa bảo đảm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh doanh của đơn vị.

Theo đánh giá qua phiếu điều tra khảo sát của tác giả về chất lượng in ấn tại NXB thì tỷ lệ tương đối đồng ý với chất lượng in là 40% , tuy nhiên vẫn còn 20% phiếu không đồng ý đã phản ánh chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 3.4: Khảo sát chất lượng in ấn tại Nhà xuất bản ĐHTN

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả, 2017

- Công tác phát hành: Trước những diễn biến phức tạp và biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến việc chỉ dạo quản lý trong công tác xuất bản - in - phát hành. Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: “Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn điện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu”.

Điều đó được thể hiện qua các hoạt động: tham gia Ngày hội đọc sách và văn hóa hàng năm vào ngày 21/4; tham gia Lễ hội thơ Nguyên tiêu tại Thái Nguyên và các hoạt động thiện nguyện: tặng sách cho Trại giam Phú Sơn 4 với 200 đầu sách khác nhau; tặng sách cho thư viện tại Hòa Bình. Ngoài tham gia các hoạt động tại địa bàn, đơn vị cử đại diện cán bộ tham quan và học tập kinh nghiệm Lễ hội sách tại Hà Nội…

Qua khảo sát cho kết quả thái độ phục vụ của nhân viên và tính chuyên nghiệp của nhân viên được đánh giá: 32% đồng ý và 31% tương đối đồng ý với cách ứng xử của cán bộ gặp khách hàng. Với số liệu điều tra này, các cán bộ NXB cần phải hăng say, nhiệt tình và có thái độ chuẩn mực hơn nữa để mang lại bản thảo và các sản phẩm khác để đem lại doanh thu cao hơn.

Biểu đồ 3.5: Khảo sát thái độ phục vụ của cán bộ Nhà xuất bản ĐHTN

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả, 2017

- Công tác biên tập:

Dựa vào Biểu đồ 3.6 dưới đây ta nhận thấy NXB sử dụng phong phú trình độ chuyên môn của người lao động. Trong đó trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao. Trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này nói trình độ chuyên môn của CBCCVC NXB có đủ khả năng đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của NXB. Nhưng trong quá trình sử dụng lao động Ban Giám đốc NXB cũng cần cân nhắc và sử dụng những người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng và có kinh nghiệm trong hoạt động xuất bản.

Biểu đồ 3.6: Phân loại lao động của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên theo trình độ chuyên môn năm 2015 - 2017

Tuy nhiên, đội ngũ biên tập viên đã có chứng chỉ và đang thực hiện đúng công việc của một biên tập viên còn thiếu và yếu, còn một số khác đã có chứng chỉ biên tập viên nhưng không thực hiện nhiệm vụ biên tập thì được điều sang phòng ban khác dẫn tới việc làm quá năng suất lao động, chưa phù hợp với thị hiếu của khách hàng,…. không thể tránh khỏi sự sai sót, chậm trễ.

Biểu đồ 3.7: Số lượng cán bộ biên tập viên trực tiếp đọc bản thảo năm 2015 - 2017

Nguồn: Nhà xuất bản ĐHTN, 2015; 2016; 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 82 -87 )

×