0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Cơ sở thực tiễn việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 41 -41 )

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

1.2.1. Kinh nghiệm của một số Nhà xuất bản, các cơ sở in và phát hành trong việc quản lý hoạt động xuất bản phẩm

Tính đến tháng 12/2016, trên cả nước hiện có 60 NXB, tập trung chủ yếu ở Hà Nội. Ở thành phố Hồ Chí Minh có một số NXB và chi nhánh NXB, ngoài ra miền Trung cũng có một số NXB như: Đại học Huế, Đại học Vinh, Thanh Hóa... Còn riêng khu vực trung du và miền núi phía Bắc chỉ có duy nhất NXB ĐHTN. Với mục đích Tổ chức, quản lí, xuất bản và phát hành các xuất bản phẩm: Sách, tài liệu chính trị,

pháp luật về giáo dục và dân tộc, miền núi; sách giáo trình, sách tham khảo cho các bậc đào tạo và bậc học phổ thông, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, từ điển, sách văn hóa - xã hội, nghệ thuật, văn học..., đây chính là động lực, là yêu cầu và điều kiện để NXB ĐHTN cần phải vươn lên để đáp ứng những vấn đề đặt ra nêu trên nhưng mặt khác cần phải học hỏi kinh nghiệm của một số NXB lớn như: NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng, Công ty Cổ phần sách Việt Nam, Nhà sách Đông Tây…

1.2.2. Kinh nghiệm của Nhà xuất bản Đại Giáo dục Việt Nam

Nhà xuất bản Giáo dục (nay là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) được thành lập ngày 1/6/1957. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, in và phát hành các loại sách giáo khoa và các sản phẩm giáo dục phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong toàn quốc; đồng thời giúp Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo công tác thiết bị giáo dục và thư viện trường học trên toàn quốc.

Tháng 5 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển Nhà xuất bản Giáo dục sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Bộ máy tổ chức Nhà xuất bản phát triển ngày càng lớn mạnh. Tháng 3 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định đổi tên Nhà xuất bản Giáo dục thành Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đến tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định chuyển Công ty mẹ - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, với tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Trong những năm qua NXBGD đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các đơn vị trong toàn NXBGD đang tích cực thực hiện chủ trương phong phú, đa dạng hoá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường; không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; góp phần phục vụ tốt nhất sự nghiệp giáo dục nước nhà. Chủ trương đó được thể hiện qua báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 đạt được 104,7 tỷ; thu nhập bình quân của cán bộ hơn 20 triệu đồng/người/tháng. Với kinh nghiệm 60 năm xây dựng và phát triển, NXBGD kiên trì thực hiện phương châm “ phục vụ là mục đích, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh” do đó đơn vị đã đưa ra các mục tiêu và kế hoạch điển hình để phát triển dài hạn như:

- Tiếp tục cập nhật chủ trương lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Bộ GD&ĐT về chương trình sách giáo khoa mới.

- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo: đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ in, đảm bảo không in lậu, không in nối bản.

- Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, năng lực quản lí của đội ngủ cán bộ quản lí, đặc biệt là các biên tập viên còn trẻ có trình độ chuyên môn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm, cán bộ maketing và phát hành được đào tạo bài bản nhưng thiếu thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát lĩnh vực tài chính, kế toán để giảm thiểu rủi ro, cảnh báo sai phạm, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ đối với các đơn vị trong hệ thống...đảm bảo hệ thống NXBGD có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, công tác tài chính kế toán nề nệp, thực hiện đùng theo quy định của Nhà nước.

1.2.3. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần sách Việt Nam

CTCP Sách Việt Nam là một công ty chuyên phát hành các loại: sách kinh tế,chính trị, xã hội, sách giáo khoa, sách tài liệu tham khảo, văn phòng phẩm... phục vụ cho mọi tầng lớp trong xã hội. Đơn vị được thành lập từ những năm 1950, trải qua gần 70 năm với nhiều giai đoạn phát triển và các tên gọi khác nhau. Tiền thân của Công ty là Sở Phát hành sách Trung ương, được tách ra từ Nhà in Quốc gia từ năm 1956, sau đó đổi tên thành Quốc doanh Phát hành sách Trung ương năm 1960 và hợp nhất với Công ty xuất nhập khẩu sách báo để thành lập Tổng Công ty Phát hành sách năm 1978. Tháng 12/1997, Tổng Công ty Phát hành sách Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng Công ty, trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin. Ngày 19/03/2010, Chính phủ ra Nghị định số 25/2010/ND-CP về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, chính thức đổi tên Công ty thành Công ty TNHH MTV Sách Việt Nam vào tháng 06/2010. Ngày 27/04/2016, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Năm 2016 là một năm đánh dấu một chặng đường mới trong quá trình phát triển của CTCP sách Việt Nam với việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 04/2016. Trong giai đoạn này, Công ty tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế

trong ngành, ghi nhận kết quả kinh doanh thành công. Doanh thu thuần giai đoạn từ 27/04/2016 đến 31/12/2016 đạt hơn 18 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8,9 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 49%. Đặc biệt, việc hợp tác chiến lược với Tập đoàn Vingroup một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam - là bệ phóng quan trọng giúp Công ty thực hiện những kế hoạch lớn trong chiến lược kinh doanh và phát huy tối đa tiềm năng. Cũng theo đó Công ty mở ra một giai đoạn mới đưa Công ty hoàn toàn chuyển đổi từ mô hình Nhà nước sang mô công ty cổ phần đại chúng. Một nhiệm vụ quan trọng khác được Công ty thực hiện quyết liệt trong năm qua là tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự hiệu quả. Các hệ thống từ quản trị điều hành, kiểm soát chi phí đã được tái cơ cấu, từ đó giúp giảm thiểu giá vốn, gia tăng lợi nhuận.

Ngành xuất bản rất chú trọng trong công tác phát hành tại các nhà sách trên cả nước. Tình trạng sách lậu, sách giả, chống phá đường lối của Đảng và Nhà nước, tràn lan trên các nhà sách thì CTCP sách Việt Nam cũng không ngoại lệ. Không để tình trạng sách lậu, sách giả thì đơn vị đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm như:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các xuất bản phẩm được nhập về công ty. Có hóa đơn bán hàng để đảm bảo rõ nguồn gốc sản phẩm.

- Chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực nhất là về chuyên ngành phát hành sách nhằm thực hiện mục tiêu: tri thức hoá cán bộ nhân viên để có đủ năng lực, đủ nhiệt tình thích ứng với yêu cầu hoạt động phát hành sách trong nền kinh tế thị trường.

- Sử dụng chính sách giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường

Trong điều hiện thực tiễn công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, hoạt động phát hành luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến tới quần chúng những chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nó đã góp phần lành mạnh hóa nhu cầu xuất bản phẩm, nâng cao dân trí của xã hội, hướng con người vươn cao đến cái chân, mỹ, thiện

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

Với chặng đường 60 năm của NXB Giáo dục Việt Nam và gần 70 năm của CTCP sách Việt Nam và được thành lập trong khoảng thời gian đất nước còn rất khó khăn. Nhưng, cùng với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đơn vị đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, cùng với đó xây dựng và trưởng thành cho đến ngày hôm nay đã đánh dấu sự thành công và vị thế của mình trong ngành xuất bản nói riêng và đất nước nói chung.

Trải qua thời gian cùng với kinh nghiệm của từng giai đoạn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty Cổ phần sách Việt Nam đây là một trong những đơn vị mà NXB ĐHTN cần học tập trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, NXB ĐHTN có những bài học kinh nghiệm QLNN của các NXB đối với NXB ĐHTN:

- Kinh nghiệm về sự phân chia nhiệm vụ quản lý trong NXB rõ ràng, giúp cho hiệu lực quản lý được nâng cao.

- Kinh nghiệm về thực hiện cơ chế hạch toán độc lập, cơ chế khoán, cơ chế tuyển dụng nhân viên. Do đó kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên, tính tự giác của nhân viên trong NXB ĐHTN được nâng cao, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc được giao.

- Kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn, NXB ĐHTN luôn chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho mỗi vị trí công tác chú trọng đặc biệt vào chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ biên tập viên và trưởng phòng biên tập.

- Kinh nghiệm về công tác quản lý: thống nhất từng khâu, từ khâu tìm kiếm chăm sóc khách hàng, kiểm tra thẩm duyệt bản thảo, hội nghị tập huấn công tác xuất bản và tổ chức quảng bá các XBP lợi thế với NXB ĐHTN để làm tốt công tác tổ chức bản thảo và xử lý nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.

- Kinh nghiệm về công tác phát hành và công tác đối ngoại: NXB ĐHTN luôn chủ động bám sát nhu cầu thị hiếu của bạn đọc. Chủ động tìm kiếm đề tài khoa học mới từ các trường đại học trong và ngoài tỉnh tới bạn đọc nhằm mục đích cao nhất là phổ biến tri thức tới mọi tầng lớp.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời những câu hỏi sau đây: Trong đề tài này câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN?

Câu hỏi 2: Thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất bản bằng pháp luật và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần những giải pháp nào hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản nói chung và năng lực thực thi của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Trong đề tài này, tác giả sẽ tập trung một số phương pháp khoa học phản ánh sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn trong QLNN về hoạt động xuất bản. Để từ đó đưa ra những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của QLNN về hoạt động xuất bản bằng pháp luật đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nội dung: Luận văn sử dụng thông tin thứ cấp chủ yếu từ các tài liệu, báo cáo đã được công bố và xuất bản về quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản từ Bộ TT&TT; Bộ GD&ĐT; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Đại học Thái Nguyên; Nhà xuất bản ĐHTN... trong các năm 2015; 2016; 2017.

- Ý nghĩa: Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được tình hình hoạt động xuất bản trong những năm đó có sự thay đổi như thế nào.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Nội dung: Để có được số liệu mới, tác giả thu thập thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và điều tra khảo sát thực tế theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra khách hàng và nội dung các câu hỏi phỏng vấn.

- Ý nghĩa: đánh giá một cách khác quan nhất trong công tác tổ chức bản thảo, in ấn và phát hành tại NXB ĐHTN nói riêng và trên địa bàn nói chung.

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài trên cơ sở: + Phỏng vấn trực tiếp:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu là các cán bộ quản lý đang làm việc tại NXB ĐHTN, các cơ sở in, phát hành nằm trên địa bàn có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về hoạt động xuất bản, cụ thể tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

+ Phiếu điều tra:

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với các khách hàng là giảng viên trực thuộc ĐHTN và các khách hàng khác ngoài ĐHTN. Tác giả lựa chọn danh sách khách hàng của Nhà xuất bản ĐHTN và phát 2.000 phiếu điều tra cho các khách hàng đó. Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 2.000 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Do đó, n = 2000/(1+2000*0,12) = 95,23. Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 95.

Trong 2.000 phiếu điều tra khách hàng có: 68% phiếu là cán bộ giảng dạy thuộc ĐHTN, 32% ngoài ĐHTN, số lượng khách hàng cần được chọn ra làm mẫu điều tra là 95 (khách hàng).

Thang đo của bảng hỏi

Đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất tại tại Nhà xuất bản ĐHTN mang tính chất định tính như: đánh giá hiệu quả về công tác xuất bản, in, phát hành...tại NXBĐHTN được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả của đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi:

X i = (∑ X i *f i )/ (∑f i )

Trong đó:

X i : là biến quan sát theo thang đo Likert F i : Số người trả lời cho giá trị X i

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 41 -41 )

×