0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tình hình thực thi quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 75 -75 )

5. Bố cục của luận văn

3.2. Tình hình thực thi quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tạ

xuất bản ĐHTN

Hiện nay, NXB ĐHTN đã và đang thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xuất bản: Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản; Nghị định 195/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; Chỉ thị số 105/CT-BTTT của Bộ Trưởng Thông tin và Truyền thông về công tác thi đua - khen thưởng; Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản và đặc biệt là Quyết định số 3188/QĐ-ĐHTN ngày 31/12/2105 của Đại học Thái Nguyên về việc Ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, kéo dài, từ chức, miễn nhiệm và chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong Đại học Thái Nguyên

- Khó khăn:

Cũng như ngành xuất bản nói chung và rất nhiều NXB trong cả nước hiện nay nói riêng, hoạt động xuất bản đang gặp nhiều khó khăn về mô hình hoạt động, nguồn vốn, cơ sở vật chất, hướng đi, nguồn bản thảo xuất bản, đầu ra cho các xuất bản phẩm... Một số NXB lớn, đã được thành lập và hoạt động nhiều năm, có thương hiệu chắc chắn, có thị trường truyền thống, địa bàn hoạt động thuộc những khu vực thuận lợi ở các thành phố lớn như; Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., hoặc thuộc các khu vực tương đối phát triển, dân số đông, nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, có mạng lưới phát hành rộng khắp với nhiều hình thức... thì hoạt động xuất bản có nhiều thuận lợi hơn.

Với NXB ĐHTN cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Với đội ngũ còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, nguồn vốn, cơ chế phối hợp với các đơn vị thanh viên thuộc ĐHTN chưa hiệu quả..., nên việc quảng bá rộng rãi về NXB, việc mở rộng địa bàn khai thác đề tài, nguồn bản thảo còn nhiều hạn chế...

- Thuận lợi:

Trong quá trình hoạt động vừa qua, NXB ĐHTN luôn nhận được sự chỉ đạo, lãnh đạo về tổ chức, hoạt động, sự bồi dưỡng, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ xuất bản của Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục Xuất bản, In và phát hành, những thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho hoạt động của NXB ĐHTN luôn theo đúng tôn chỉ, mục đích, quy trình xuất bản và pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, NXB ĐHTN luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao, cụ thể và hiệu quả của cơ quan chủ quản là Đại học Thái Nguyên về hướng đi, xây dựng kế hoạch xuất bản... Đầu tư ban đầu của Đại học Thái Nguyên về con người, về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc như: nhà làm việc tương đối khang trang, máy móc, thiết bị (máy tính cá nhân, một số máy móc chuyên dụng khác) hiện đại và đồng bộ, mạng internet hoạt động khá thông suốt, cán bộ viên chức NXB hiện được cấp đủ lương theo quy định của nhà nước...; Phần thu những năm đầu NXB được phép sử dụng để trang trải một phần cho các khoản chi thường xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động ban đầu của NXB.

Những văn bản pháp luật được ban hành nhằm mục đích làm rõ và khẳng định tính chất đặc thù của hoạt động xuất bản, từ đó đưa ra những định hướng phát triển cụ thể coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ cụ thể, được thể hiện qua các hoạt động xuất bản của NXB ĐHTN như:

3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

Giám đốc - Tổng Biên tập Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ Phòng In ấn xuất bản Phòng Kinh doanh phát hành Bộ phận kế toán - tài vụ Phòng Hành chính - Tổng hợp

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Nhà xuất bản ĐHTN

Nguồn: Nhà xuất bản ĐHTN, 2017

Lãnh đạo nhà xuất bản: Các chức danh lãnh đạo NXB bao gồm: Giám đốc kiêm tổng biên tập và Phó giám đốc.

+ Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB do Đại học Thái Nguyên bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của NXB.

+ Phó Giám đốc NXB do Đại học Thái Nguyên bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc NXB. Phó Giám đốc NXB giúp Giám đốc trong công tác quản lý, điều hành NXB, được quyền quyết định những vấn đề do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao.

- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức NXB ĐHTN bao gồm: Phòng Hành chính - tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ; Phòng In ấn xuất bản; Phòng Kinh doanh Phát hành; Bộ phận Kế toán - tài vụ.

Giám đốc NXB quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng, bộ phận thuộc NXB. Giám đốc ĐHTN bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó phòng, bộ phận NXB theo quy định

Nhân lực NXB: Công chức, viên chức; Cán bộ làm việc theo chế độ hợp đồng; Cán bộ làm việc kiêm nhiệm.

Cơ chế tài chính: NXB được thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập.

Chấp hành cơ chế tài chính: NXB có trách nhiệm lập, chấp hành dự toán, thực hiện chế độ kế toán, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được giao, trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi, khen thưởng và quản lý tài chính của đơn vị theo quy định hiện hành.

3.2.2. Trong công tác xuất bản

Khối Biên tập, chế bản vi tính là mắt xích quan trọng nhất của chuỗi giá trị của NXB, NXB mạnh hay yếu phụ thuộc vào đội ngũ này. So với giai đoạn năm 2008, đội ngũ biên tập viên và chế bản vi tính còn mới, trẻ và chưa có nhiều thời gian cọ sát, thử thách và trải nghiệm.

Nhà xuất bản ĐHTN hiện có 06 biên tập viên, 03 chế bản vi tính. Trong cơ cấu tổ chức của các Nhà xuất bản khác thường có bộ phận Kinh doanh độc lập khai thác, tìm kiếm, khai thác bản thảo, tại NXB ĐHTN phòng này sẽ kiêm nhiệm luôn việc tìm kiếm khai thác bản thảo và thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tuy thực hiện kiêm nhiệm nhưng nhìn chung các phòng Nghiệp vụ ở NXB ĐHTN luôn quan tâm chú trọng chuyên môn, tính đến thời điểm này, NXB ĐHTN chưa có vi phạm liên quan đến xuất bản bị xử phạt theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Khối biên tập là bộ phận cốt lõi nhưng việc đào tạo; bồi dưỡng nhân sự tại NXB ĐHTN cần đẩy mạnh để phù hợp với định hướng phát triển của Nhà xuất bản.

Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự Phòng Nghiêp vụ Nhà xuất bản ĐHTN Chức

danh Nhiệm vụ lượng Số Chuyên

môn Trình độ Kinh nghiệm tại NXB Tổng biên tập

- Chỉ đạo việc tổ chức bản thảo - Tổ chức biên tập bản thảo - Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo và ký quyết định xuất bản - Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản

01 Văn học PGS. TS 7

Cố vấn chuyên môn

- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và phương thức tổ chức bản thảo. Hướng dẫn và giúp cán bộ giải quyết và xử lý các phát sinh; cố vấn hình thành hệ thống quản lý, bản sắc văn hóa, xây dựng nguồn lực và tầm nhìn phát triển dài hạn 01 Văn học Việt Nam PGS. TS 10 Trưởng phòng nghiệp vụ - Phụ trách chung công tác tổ chức bản thảo, khai thác bản thảo. Phân công các cán bộ thuộc phòng theo đúng chuyên ngành đào tạo, đúng chuyên môn được giao.

- Tham mưu Tổng biên tập một số lĩnh vực chuyên môn 01 Ngôn ngữ Th. S 9 Cán bộ biên tập viên

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng.

- Báo cáo công việc được giao và đề xuất nếu trường hợp phát sinh.

03 Lịch sử, Xuất bản, Văn học Th. S, Đại học 5 đến 7 năm Chế bản vi tính

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng.

- Chỉnh sửa lại những lỗi sau khi biên tập đọc và chỉnh sửa bản thảo và đề xuất nếu trường hợp phát sinh. 03 Công nghệ thông tin; Văn học, Kinh tế Th. S, Đại học Từ 1 - đến 6 Nguồn: Nhà xuất bản ĐHTN, 2015; 2016; 2017

Cùng với nhịp độ phát triển chung của toàn ngành, NXB ĐHTN liên lục tăng qua từng năm cả về số lượng tên sách và số lượng bản. Cơ cấu giữa loại sách được phân bố hợp lý, chất lượng nội dung ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của độc giả và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước. Qua đó cũng cần cải thiện quy trình xuất bản nhằm đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước, tiết kiệm thời gian cho đối tác và những cán bộ trực tiếp làm mảng này. Cơ sở vật chất và nhân lực ngày càng được tăng cường, điều kiện làm việc của cán bộ từng bước được cải thiện.

3.2.3. Trong công tác in

Năm 2016, NXB ĐHTN được Bộ Giáo dục & Đào tạo, ĐHTN quan tâm, tạo điều kiện đầu tư dàn thiết bị in hiện đại, góp phần hoàn thiện các khâu khép kín trong quy trình xuất bản.

Xưởng in chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2016, đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất bản, in ấn, phát hành tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Đại học Thái Nguyên; đáp ứng một phần nhu cầu in ấn của các đơn vị hợp tác thông qua việc cung cấp những xuất bản phẩm, mẫu và biểu mẫu, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác.

Theo khảo sát một số ý kiến đóng góp của khách hàng về NXB ĐHTN trong công tác in ấn như sau:

Hộp 3.1: Ý kiến góp ý tác giả Đinh Đức Hợi - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN về công tác hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN

Tác giả Đinh Đức Hợi công tác tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN đánh giá: Hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN đã và đang phát triển không ngừng qua các công tác chăm sóc khách hàng (phát hành), công tác tổ chức bản thảo (biên tập, chế bản vi tính...) được thể hiện qua những lần tôi xuất bản sách tại đây. Tôi rất ấn tượng với cách chuyên viên phục vụ và hướng dẫn rất nhiệt tình trong các khâu để ra được quyển sách, in ấn đẹp; rõ nét. Tôi chỉ có ý kiến nhỏ trong công tác in, đơn vị nên tư vấn không chỉ cho tôi và các tác giả khác nên chọn loại giấy in nào vừa tiết kiệm được chi phí và không gây cảm giác lóa mắt cho người đọc. Đồng quan điểm với tác giả Đinh Đức Hợi, một số tác giả hiện đang là giảng viên trường Đại học Sư phạm - ĐHTN là những khách hàng tiềm năng đối với NXB ĐHTN cũng có ý kiến góp ý như trên.

Điều này cho thấy, một lượng khách hàng đang rất quan tâm đến giá cả và chất lượng tới công tác in ấn tại đơn vị cho thấy chất lượng ấn phẩm in tại NXB đã mang tới sự hài lòng cho đối tác liên kết và giúp NXB có nguồn thông tin bổ ích để hoàn thiện hơn công tác in ấn hòa cùng với thị trường trên địa bàn nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung để thương hiệu của NXB được quảng bá rộng rãi hơn qua các ấn phẩm đã phát hành.

3.2.4. Trong công tác phát hành

Vượt qua những khó khăn, thách thức trong cơ chế thị trường, hoạt động phát hành dần đi vào ổn định, thích ứng với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả. Bắt nhịp với xu thế thị trường công tác phát hành tích cực chủ động trong việc khai thác mạng lưới phát hành ngày một mở rộng. Các xuất bản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu của độc giả trong Đại học Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên mà còn được phát hành rộng rãi trên toàn quốc - với một số đơn vị, tỉnh có liên kết xuất bản lâu năm với NXB như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tuyên Quang, Bắc Kạn,…

3.2.5. Về giá sách

Biểu đồ 3.2: Khảo sát về giá sách tại NXB ĐHTN

Nguồn: Số liệu điều tra, Tác giả, 2017

Theo khảo sát cho thấy, có 45% khách hàng đánh giá mức giá xuất bản bản sách tại NXB đang cao so với thị trường trên địa bàn và các vùng lân cận. Trong khi đó giá sách thường có sự biến động theo thời gian và không gian trên thị trường. Bởi giá sách là giá cả thị trường, nó chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế và các điều kiện môi trường khách quan và chủ quan khác. Giá sách hiện nay có sự chênh lệch lớn giữa các thành phần lực lượng tham gia kinh doanh, giữa giá bán buôn và bán lẻ. Phần lớn các lực lượng thuộc thành phần kinh tế

nhà nước giá bán thường cao hơn, giá bán lẻ thường theo giá bìa. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường chủ yếu thông qua yếu tố giá cả.

Trên thực tế, cách tính giá thành đối với mặt hàng này rất nhạy cảm. NXB ĐHTN thường tính giá chủ yếu trên nguyên liệu đầu vào (giấy, mực, cồn, ra kẽm...), các công đoạn khai thác, tổ chức và phát hành xuất bản phẩm. Vì vậy, trong quá trình liên kết đôi bên thỏa thuận với nhau đưa ra giá cả hợp lý nhất dựa theo sự tác động của cơ chế thị trường.

3.2.6. Thực thi pháp luật tại NXB ĐHTN

Nhận thức đúng vai trò của hoạt động xuất bản phẩm. Ngay từ năm 2008 khi mới thành lập, Nhà Xuất bản đã xây dựng được kế hoạch xuất bản cho từng năm và từng giai đoạn. Đến năm 2017, các xuất bản phẩm đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững định hướng chính trị và xây dựng tri thức cho cộng đồng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

NXB ĐHTN thực hiện theo sự chỉ đạo sát sao của Bộ TT&TT; Bộ GD&ĐT; Cục Xuất bản, In và phát hành; Đại học Thái Nguyên. NXB ĐHTN luôn đoàn kết, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lệch lạc. Đặc biệt vấn đề về sách lậu, sách giả, mua giấy phép làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của cả nước nói chung và NXB ĐHTN nói riêng.

3.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

3.3.1. Những thành tựu cơ bản

Trong 9 năm qua, hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình phát triển, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển đáng kể về lực lượng và năng lực hoạt động, đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng ngày càng cao về xuất bản phẩm, góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, văn hóa trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung và Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 75 -75 )

×