0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 50 -50 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Hiệu lực của QLNN thể hiện khả năng tác động của Nhà nước đến hoạt động xuất bản và sự chấp hành của các NXB, cơ sở in và phát hành với tư cách là đối tượng quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực của QLNN đối với hoạt động xuất bản thể hiện ở việc: Nhà nước, trực tiếp là Bộ TT&TT xác định đúng mục đích, mục tiêu quản lý đối với hoạt động xuất bản và thực hiện được mục đích, mục tiêu đó; các NXB, cơ sở in và phát hành thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực QLNN đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với mục tiêu quản lý đề ra hay không.

Biểu đồ 2.1: Số lượng XBP vi phạm năm 2015 - 2017

Theo Biểu đồ 2.1, số lượng XBP vi có giảm nhưng không đáng kể, giảm không nhiều. Kết quả này cũng cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp, các ngành có nơi còn buông lỏng, xử lý chưa triệt để. Tính đến 6/2015, cả nước mới có 40/63 tỉnh, thành phố thành lập đội liên ngành phòng, chống in lậu. Cho nên lực lưc lượng này khá mỏng, thiếu kinh nghiệm chuyên môn nên các vi phạm không giảm đáng kẻ và việc xử lý hành chính với mức xử phạt mang tính chất răn đe. Theo Đoàn Liên ngành, Phòng, chống in lậu Trung ương, một số liên ngành phòng, chống, in lậu của các địa phương vẫn chưa mặn mà, sâu sát với hoạt động này, thể hiện ở chỗ báo cáo tình hình hoạt động trên địa bàn còn sơ sài, nói chung chung hoặc không có số liệu cụ thể. Thêm nữa chưa có sự phối hợp với nhau thường xuyên và thiếu kịp thời.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà QLNN đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất bản là cao khi hoạt động QLNN hoàn thành các mục tiêu quản lý đề ra với chi phí thấp nhất hoặc QLNN đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về các nguồn lực. Vì hiệu quả của QLNN khó có thể đo lường trực tiếp hoặc định lượng được nên hiệu quả của QLNN đối với hoạt động xuất bản có thể được đánh giá thông qua hiệu quả của các NXB, cơ sở in và phát hành và chất lượng của các sách xuất bản, mức độ hài lòng của độc giả đối với sản phẩm của các NXB, cơ sở in và phát hành.

Biểu đồ 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh ngành xuất bản năm 2015 -2017

Trong những năm gần đây tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng; Nhà nước; Bộ TT&TT, sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp xuất bản, in, phát hành tiếp tục phát triển, và đạt được nhiều kết quả nổi bật; tốc độ tăng trưởng bình quân của từng lĩnh xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm vẫn giữ được ổn định, phát triển. Nhiều NXB chấm dứt tình trạng hoạt động cầm chừng, thua lỗ, chuyển sang giai đoạn phát triển, kinh doanh ổn định và có lãi. So với năm 2017, nhiều nhà xuất bản kinh doanh hiệu quả và có lãi, điển hình như: Nhà xuất bản Trẻ (13,700 tỷ đồng), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -Sự thật (19,722 tỷ đồng), Nhà xuất bản Kim Đồng (30,350 tỷ), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (104,793 tỷ).

Mặc dù doanh thu toàn ngành đạt được kết quả nổi bật nhưng mức hưởng thụ sách bình quân năm 2017 là 3,3 bản sách/người giảm so với năm 2016 là 3,6 bản/người, với năm 2016 lại giảm so với năm 2015 là 4,1 bản/người, như vậy đã không thực hiện được mục tiêu 6 bản/người vào năm 2010 theo tinh thần của Chỉ thị 42/CT-TW về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá theo tính phù hợp của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Để đánh giá được hệ thống chỉ tiêu này của QLNN đối với hoạt động xuất bản thì cần đánh giá chất lượng cán bộ có phù hợp với trình độ phát triển của xã hội không? Có đáp ứng được nhu cầu đọc sách ngày càng cao của xã hội hay không? Từ đó QLNN đối với hoạt động xuất bản có làm cho hoạt động xuất bản trở thành ngành kinh tế phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới hay không; phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước hay không, có góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hay không?

Theo báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản năm 2015 - 2017 cho thấy XBP lưu chiểu dưới dạng sách giấy (hay gọi sách in) rất lớn. Trung bình mỗi ngày làm việc Cục Xuất bản, In và Phát hành tiếp nhận lưu chiểu từ 120 cuốn sách đến 130 cuốn sách. Tại Khoản 1 Điều 28 của Luật Xuất bản năm 2012 quy định: “Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất

bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành”. Như vậy, sau 10 ngày nộp lưu chiểu, nếu cơ quan quản lý không có ý kiến gì thì cuốn sách được lưu hành và tiếp tục chịu sự kiểm định chất lượng của công luận, cũng như sự chi phối của quy luật thị trường với tư cách là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt.

Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng XBP lưu chiểu dưới dạng sách giấy năm 2015 -2017

Nội dung Đơn vị tính Năm

2015 2016 2017

Xuất bản phẩm lưu chiểu dưới dạng sách giấy

Số đầu sách Cuốn 29.120 32.126 30.851 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 110.3 105.9 Số bản Nghìn bản 363.012.000 330.952.500 312.510.500 Tốc độ phát triển hàng năm % 100 91.2 86.1 Nguồn: Cục xuất bản, In và Phát hành 2015 - 2017

Trên thực tế, với số lượng đầu sách lớn như vậy, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện việc hậu kiểm theo phương pháp xác suất hoặc đọc lướt nhanh, không thể đọc toàn bộ số sách đã nộp lưu chiểu. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số đầu sách chất lượng thấp, thậm chí sai phạm, vẫn được phát hành đến bạn đọc trong thời gian vừa qua. Nó cũng ảnh hướng đến công tác phát hành tại các NXB, vì với số lượng nhận lưu chiểu lớn như vậy việc đọc XBP cộng thêm việc xác nhận lưu chiểu cho những tác phẩm trước đó sẽ chậm hơn so với quy định của Luật Xuất bản 2012.

Năm 2016, toàn ngành có gần 70.000 cán bộ, công nhân viên, trong đó 18.000 người có trình độ đại học, cao đẳng, hơn 410 người có trình độ trên đại học. Đến nay, số lượng biên tập viên đạt gần 1.200 người. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có những tiến bộ đáng kể với 5 cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng. Nhìn chung, đội ngũ biên tập viên hiện nay vẫn thiếu và còn hạn chế cả về chuyên môn

nghiệp vụ, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị. Trình độ của đội ngũ biên tập viên ở các nhà xuất bản tổng hợp còn khập khiễng, không đồng đều nên khó bảo đảm chất lượng xuất bản phẩm có nội dung đa lĩnh vực hoặc liên quan đến nhiều phạm trù xã hội. Tại Hội thảo công tác biên tập xuất bản trong tình hình mới năm 2016, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhận định: “Tuổi đời trung bình của biên tập viên hiện nay trẻ hơn nhiều so với những người làm biên tập vài chục năm trước đây, nên có khả năng nhanh nhạy trong việc nắm bắt những yếu tố mới. Nhưng nhiều biên tập viên có kiến thức xã hội, kiến thức chuyên ngành còn mỏng”.

Do đó, không chỉ Lãnh đạo cơ quan quản lý mà lãnh đạo NXB cần nâng cao nhận thức, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập; tăng cường đầu tư cho xây dựng, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo cán bộ biên tập xuất bản.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 3.1. Thực trạng về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam

3.1.1. Chiến lược, chính sách và quy hoạch đối với hoạt động xuất bản

* Chiến lược:

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã xây dựng những định hướng chiến lược thích hợp, tạo điều kiện cho xuất bản phát triển trong cơ chế thị trường, định hướng XHCN, thể hiện như sau:

- Hoạt động xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hoạt động xuất bản góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học, giáo dục và nâng cao trình độ, bản lĩnh cho cán bộ đảng viên và nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu.

- Hoạt động xuất bản là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Hoạt động xuất bản là hoạt động trực tiếp góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành một xã hội học tập, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hoạt động xuất bản phải coi trọng các chức năng, nhiệm vụ nói trên, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản, in, phát hành thành một ngành kinh tế công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc

Trong những năm gần đã thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Nâng cao hiệu

quả kinh doanh, góp phần phát triển văn hóa đọc, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng- văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Như vậy, các văn bản chỉ đạo của Đảng đã định hướng chiến lược cho hoạt động xuất bản. Tất cả các văn bản này đều cho thấy lĩnh vực xuất bản là lĩnh vực đặc thù về văn hóa tư tưởng, và nó chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo Đảng. Điều đó cho thấy rằng, hiện nay Đảng vẫn quan tâm lãnh đạo toàn diện công tác xuất bản, các hoạt động quản lý nhà nước về xuất bản cũng phải tuân theo các chiến lược của Đảng về lĩnh vực này. Thực hiện chiến lược về xuất bản, hoạt động xuất bản cũng đạt được một số kết quả, tiêu biểu có thể kể đến là:

Về doanh thu:

Đánh dấu sự thay đổi, chuyển biến của ngành xuất bản theo hướng tích cực. Các nhà xuất bản, các cơ sở phát hành đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn để hoàn thành cơ bản nhiệm vụ, kế hoạch công tác và đạt được những thành tích, được xã hội ghi nhận. Với tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.892,585 tỷ đồng tăng 31,4% so với năm 2016 là 2.201,375 tỷ đồng; năm 2016 tăng 2,7% so với năm 2015 là 2.143,878 tỷ đồng (Biểu đồ 2.2).

Về số lượng và cơ cấu sách xuất bản và phát hành:

Theo Báo cáo Tổng kết hoạt động Xuất bản của Cục Xuất bản, In và Phát hành qua từng năm của lĩnh vực phát hành XBP cho thấy số lượng bản sách có xu hướng tăng lên rõ rệt hàng năm (Biểu đồ 3.1), cơ cấu các mặt hàng sách có nhiều thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường vừa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo định hướng của Nhà nước. Đó là sự gia tăng không ngừng số lượng đầu và bản sách mặt hàng sách xuất bản phẩm dưới dạng điện tử đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Biểu đồ 3.1: Tổng hợp số lượng XBP phát hành trong nước năm 2015 - 2017

Nguồn: Cục Xuất bản, In và Phát hành năm 2015 - 2017

* Quy hoạch:

Công tác quy hoạch ngành xuất bản đã được Chính phủ quan tâm thực hiện. Ngày 16/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 115/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch nêu rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nhà nước nhằm phát triển ngành xuất bản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Cho đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, về mặt quan điểm, Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản. Điều này cho thấy rằng Nhà nước vẫn coi lĩnh vực này là lĩnh vực chính trị tư tưởng của Đảng và Nhà nước. Theo đó, có thể dự báo trong tương lai đến năm 2030, Nhà nước vẫn duy trì sở hữu đối với các

NXB. Với quan điểm này, lĩnh vực xuất bản sẽ giữ được ổn định, tuy nhiên khó có

thể có những đột phá. Theo Luật Xuất bản 2012, các NXB được tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu [1].

- Phân loại NXB theo các tiêu chí

+ Theo hình thức pháp lý, NXB chia làm 2 loại, trong đó loại hình sự nghiệp công lập và loại hình doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở .

Các NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện tôn chỉ mục đích của NXB do yêu cầu chung của doanh nghiệp là đặt hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn lên trên mục tiêu truyền thông xã hội của NXB.

+ Theo phạm vi hoạt động và vị trí cơ quan chủ quản, các NXB được chia thành: NXB trung ương (49 NXB); NXB địa phương (11 NXB)

+ Theo chức năng nhiệm vụ, các NXB được chia thành: NXB chuyên ngành và NXB tổng hợp.

- Về cơ sở vật chất: Theo báo cáo của Cục XBIPH, một số NXB lớn được đầu tư

tương đối toàn diện từ nguồn vốn Nhà nước và sự tích luỹ của chính NXB cho nên đã xây dựng được cơ sở vật chất tương đối khang trang và hiện đại như: NXB Chính trị Quốc gia, NXB Giáo dục, NXB Quân đội nhân dân, NXB Công an nhân dân, NXB Kim Đồng... Còn lại, nhìn chung, trụ sở của các NXB sau một thời gian dài sử dụng, do không có điều kiện kinh phí để tu sửa cho nên đã xuống cấp trầm trọng, một số NXB không có trụ sở phải đi thuê hoặc dùng chung địa điểm với cơ quan chủ quản, như:

+ NXB có diện tích trụ sở từ 200m2 trở lên: Chính trị Quốc gia - Sự thật; Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; Lao động; Kim đồng; Phụ nữ; Sân khấu; Hội Nhà văn; Khoa học xã hội; Khoa học và Kỹ thuật; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Bách khoa Hà Nội; Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Huế; Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Quốc gia TP. HCM; Đại học Thái Nguyên; Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Đại học Cần Thơ; Đại học Công nghiệp TP.HCM;…

+ NXB có diện tích trụ sở nhỏ hơn 200m2: Mỹ thuật; Công thương; Tri thức;…

- Vốn hoạt động:Theo quy định của Luật Xuất bản thì cơ quan chủ quản phải

cấp vốn ban đầu và đảm bảo các điều kiện cần thiết để NXB hoạt động. Nhưng trên thực tế chỉ có số rất ít cơ quan chủ quản thực hiện được cơ chế cấp vốn và một số

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 50 -50 )

×