5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Xây dựng chính sách, quy định và quy trình quản lý
* Chính sách: Một số chính sách khuyến khích hoạt động xuất bản đã được ban hành và đem lại một số kết quả nhất định:
- Chính sách tài trợ, đặt hàng xuất bản phẩm: Thông tư liên tịch số 11/TTLB ngày 20/2/1993 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa thông tin về “Hướng dẫn thực hiện chính sách tài trợ đối với xuất bản, báo chí” đã quy định rõ: Sách là sản phẩm văn hóa – tư tưởng, Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách tài trợ đối với một số NXB nhằm mở rộng việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhà nước dành một phần ngân sách để tài trợ cho sự nghiệp xuất bản nhằm đảm bảo cho cơ quan xuất bản hoạt động đúng định hướng, phục vụ đúng đối tượng.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động xuất bản. Tuy nhiên chính sách giảm thuế này hiện nay đang tạo ra sân chơi không bình đẳng giữa các NXB và các đơn vị làm sách tư nhân.
* Quy định pháp luật:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Tại kỳ họp Quốc hội khóa II, tháng 11 năm 1946 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản".[21]
Sau năm 1954, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đối với công tác xuất bản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc luật 003/SLt ngày 18/6/1957 quy định về chế độ xuất bản. Sắc luật này là cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Từ đó hoạt động xuất bản luôn phát triển đúng hướng, từng bước thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm của nhân dân, góp phần đắc lực trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Thành tựu của hoạt động xuất bản trong 36 năm (1957-1993) nằm trong phạm vi điều chỉnh của sắc luật 003/SLt. Từ khi nền kinh tế của đất nước chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới, do cơ chế quản lý cũ chưa theo kịp sự phát triển, dẫn tới hoạt động xuất bản gặp rất nhiều khó khăn.
Trước bối cảnh mới của đất nước về quản lý công tác xuất bản trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã bổ sung và ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết liên quan đến hoạt động xuất bản cho phù hợp với tình hình và yêu cầu của nhiệm vụ mới. Đến nay có 4 đạo Luật Xuất bản đã được ban hành:
- Luật Xuất bản 1993, 2004, 2008, 2012
Luật Xuất bản được Quốc hội nước Cộng hòa XBCN Việt Nam chính thức thông qua ngày 7/7/1993 và 12 ngày sau Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố. Cho đến nay, Luật Xuất bản đã qua ba lần bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh. Lần thứ nhất, năm 2004 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2005. Lần thứ hai, năm 2008 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xuất bản ngày 03/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Lần thứ ba, năm 2012, Luật Xuất bản mới được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.
Nội dung quan trọng của Luật Xuất bản quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quy định nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Xuất bản và cũng nêu rõ ví trí, mục đích của hoạt động xuất bản (Điều 3): “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vĩnh văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuốc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Đồng thời, một số nội dung quan trọng được nêu trong Luật Xuất bản: đối tượng và điều kiện thành lập NXB; việc liên kết trong hoạt động xuất bản, việc đặt văn phòng đại diện NXB, các tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam; về xuất bản điện tử...
- Nghị định, Thông tư:
Song Song với Luật Xuất bản các Nghị định cũng được ban hành. Nghị định 195/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. Nghị định quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ TT&TT trong việc thực hiện QLNN về hoạt động xuất bản; trách nhiệm của các Bộ có liên quan, cơ quan chủ quản NXB. Ngoài ra, Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 12/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nghị định quy định cụ thể các hành vi vi phạm và kèm theo đó là mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản. Đặc biệt, Nghị định bổ sung quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành được quyền xử phạt đến 100 triệu đồng.
Thông tư 23/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT ban hành ngày 29/12/2014 có hiệu lực ngày 15/2/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản. Thông tư hướng dẫn thêm về việc ghi thông tin trên XBP, việc đổi giấy phép hoạt động in XBP và yêu cầu về giải pháp kỹ thuật kiểm soát bản quyền số đối với XBP điện tử.
- Chỉ thị:
Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư ngày 27/01/2003 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. Hoạt động xuất bản đã có bước phát triển nhanh, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường do đó Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã thay thế giúp thích ghi với tình hình phát triển hiện nay. Để biết được nó đã có tác động như thế nào sau khi thay thế Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư ngày 27/01/2003 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới thì tác giả đã lập bảng so sánh chỉ ra sự khác nhau như thế nào trong việc chỉ đạo đã đánh dấu mốc quan trọng về định hướng phát triển toàn diện hoạt động xuất bản của Đảng ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bảng 3.1: So sánh sự giống và khác giữa Chỉ thị số 20/CT-TW và Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư trong HĐXB
Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 27/1/2003 Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004
Giống nhau về định hướng phát triển
- Nhận thấy rõ sự nghiệp xuất bản là lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân
- HĐXB thực hiện nhiệm vụ chính trị, tư tưởng theo định hướng XHCN.
- Đều yêu cầu nâng cao chất lượng XBP: sách chính trị, khoa học, giáo dục, văn hóa… đáp ứng nhu cầu của người đọc.
- Tăng cường công tác QLNN đối với HĐXB bằng cách thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ngành XB.
- Các văn bản, chính sách, cơ chế đã bổ sung theo yêu cầu thực tiễn nhưng vẫn còn chậm, hạn chế và nhiều bất cập.
- Đẩy mạnh công tác phát hành bằng cách tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức.
- Đổi mới, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ xuất bản, in.
Khác nhau
1. Khác nhau về nhiệm vụ:
- Chú trọng sách lý luận, chính trị phổ thông viết sinh động, dễ hiểu, sách cho xã, phường, trị trấn, vùng dân tộc, miền núi, hải đảo.
- Chú trọng mảng sách về chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sách khoa học - kỹ thuật và công nghệ, sách về tổng kết thực tiến, phổ biến kinh nghiệm hay, động viên, biểu dương nhân tố mới, con người mới.
- Đẩy mạnh quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xuất bản, phát hành, tác giả và cộng tác viên.
- Ngoài đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản, phát hành, tác giả và cộng tác viên còn đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cả ba khâu xuất bản, in và phát hành
- Chỉ tập trung đổi mới công tác phát hành do đó doanh thu của ngành chưa hiệu quả.
- Không những tập trung công tác phát hành mà tập trung xây dựng tiềm lực và năng lực của HĐXB, nâng cao hiệu quả kinh tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế khuyến khích các NXB tìm nguồn xã hội hóa để liên kết tạo ra các tập đoàn, tổ hợp hay thay đổi mô hình phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay.
- Chưa thật sự chú trọng nhu cầu văn hóa đọc do sự phát triển bùng nổ của Internet.
- Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của mọi tầng lớp, tập trung đưa tri thức đến các vùng khó khăn, dân trí còn hạn chế.
2. Khác nhau về giải pháp
- Vai trò và trách nhiệm của Hội xuất bản, in, phát hành chưa được đưa ra.
- Việc xây dựng ngành xuất bản phát triển cần phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội xuất bản, in, phát hành nhằm bảo vệ quyền lợi các đơn vị tham gia HĐXB.
- Chưa nêu cao vai trò của đơn vị chủ quản trong HĐXB
- Xác định rõ vai trò của cơ quan chủ quản, đồng thời nêu cao vai trò tự chịu trách nhiệm, chủ động của lãnh đạo NXB và cơ quan in ấn, phát hành. - Chưa chú trọng sách song ngữ, sách bằng
tiếng dân tộc
- Phát triển hệ thống sách song ngữ và sách tiếng dân tộc phục vụ nhu cầu của đồng bào dân tộc.
- Hạ giá sách trên sản phẩm đối với những sách lý luận, chính trị.
- Ưu tiên hạ giá sách cho những đối tượng chính sách xã hội
- Các chính sách ưu tiên xuất bản, phát hành, vận chuyển XBP lên vùng sâu, vùng xa chưa đưa ra.
- Xây dựng chính sách đặc biệt hỗ trợ cước vận chuyển XBP tới những nơi khó khăn, dân trí thấp. - Chưa có kế hoạch đánh giá những XBP có
giá trị của các tác giả.
- Chú trọng việc tổ chức, động viên, khích lệ những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức của tác giả
Nguồn: Tác giả xây dựng, 2017 + Một số Luật khác và chính sách liên quan đến hoạt động xuất bản:
+ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017: phần thứ sáu quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong đó, tại Chương 1 của quy định này nêu chi tiết về quyền tác giả.
+ Luật sở hữu trí tuệ số 19/VBHN-VPQH được Quốc hội nước Cộng hòa XBCN Việt Nam ban hành ngày 18/12/2013. Luật quy định về sở hữ trí tuệ, trong
đó phần thư hai quy định về quyền tác giả và liên quan trực tiếp chế định trong lĩnh vực xuất bản. Điều 13 luật này cũng quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
+ Quyết định số 281-QĐ/TW ban hành Qui định về việc chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung xuất bản phẩm; Quyết định số 282-QĐ/TW ban hành Qui định trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản; Quyết định số 283-QĐ/TW ban hành Qui định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông với các cơ quan Đảng, cấp uỷ, tổ chức Đảng các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản. Các vấn đề về định hưởng chính trị, tư tưởng nội dung XBP, đối với cán bộ xuất bản, đối với nhà xuất bản, các đơn vị trong hoạt động xuất bản; trách nhiệm, quyền hạn và các hình thức khen thưởng, xử phạt, xử lý vi phạm; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chỉ đạo của Đảng với các tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể …đã được đưa ra và giải quyết kịp thời nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác xuất bản trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động xuất bản.
Có thể nói, từ năm 1993 đến nay hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có những cố gắng, nỗ lực rất lớn, đưa đến những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định về văn hóa, chính trị, xã hội. Điều đó đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động xây dựng pháp luật so với thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường đã thả nổi hoạt động xuất bản.
3.1.3. Tổ chức thực hiện
* Bộ máy QLNN đối với hoạt động xuất bản của nước ta được tổ chức như sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
Nguồn: [25]
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được chia thành hai cấp: Trung ương và địa phương:
- Ở Trung ương: là Bộ Thông tin và Truyền thông, với cơ quan chức năng giúp việc Bộ là Cục Xuất bản, In và Phát hành;
- Ở địa phương: là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với cơ quan chuyên môn giúp việc ủy ban là Sở Thông tin và Truyền thông.
Chính Phủ UBND tỉnh Bộ TTTT Bộ, ban, ngành... chủ quản Sổ TTTT Hoạt động xuất bản chuyên nghiệp (các nhà xuất bản) Hoạt động xuất bản nhất thời
Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trên phạm vi cả nước. Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực xuất bản được quy định tại khoản 6, điều 2 Nghị định