0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Trong công tác xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 78 -80 )

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình thực thi quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tạ

3.2.2. Trong công tác xuất bản

Khối Biên tập, chế bản vi tính là mắt xích quan trọng nhất của chuỗi giá trị của NXB, NXB mạnh hay yếu phụ thuộc vào đội ngũ này. So với giai đoạn năm 2008, đội ngũ biên tập viên và chế bản vi tính còn mới, trẻ và chưa có nhiều thời gian cọ sát, thử thách và trải nghiệm.

Nhà xuất bản ĐHTN hiện có 06 biên tập viên, 03 chế bản vi tính. Trong cơ cấu tổ chức của các Nhà xuất bản khác thường có bộ phận Kinh doanh độc lập khai thác, tìm kiếm, khai thác bản thảo, tại NXB ĐHTN phòng này sẽ kiêm nhiệm luôn việc tìm kiếm khai thác bản thảo và thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tuy thực hiện kiêm nhiệm nhưng nhìn chung các phòng Nghiệp vụ ở NXB ĐHTN luôn quan tâm chú trọng chuyên môn, tính đến thời điểm này, NXB ĐHTN chưa có vi phạm liên quan đến xuất bản bị xử phạt theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Khối biên tập là bộ phận cốt lõi nhưng việc đào tạo; bồi dưỡng nhân sự tại NXB ĐHTN cần đẩy mạnh để phù hợp với định hướng phát triển của Nhà xuất bản.

Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự Phòng Nghiêp vụ Nhà xuất bản ĐHTN Chức

danh Nhiệm vụ lượng Số Chuyên

môn Trình độ Kinh nghiệm tại NXB Tổng biên tập

- Chỉ đạo việc tổ chức bản thảo - Tổ chức biên tập bản thảo - Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo và ký quyết định xuất bản - Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản

01 Văn học PGS. TS 7

Cố vấn chuyên môn

- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và phương thức tổ chức bản thảo. Hướng dẫn và giúp cán bộ giải quyết và xử lý các phát sinh; cố vấn hình thành hệ thống quản lý, bản sắc văn hóa, xây dựng nguồn lực và tầm nhìn phát triển dài hạn 01 Văn học Việt Nam PGS. TS 10 Trưởng phòng nghiệp vụ - Phụ trách chung công tác tổ chức bản thảo, khai thác bản thảo. Phân công các cán bộ thuộc phòng theo đúng chuyên ngành đào tạo, đúng chuyên môn được giao.

- Tham mưu Tổng biên tập một số lĩnh vực chuyên môn 01 Ngôn ngữ Th. S 9 Cán bộ biên tập viên

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng.

- Báo cáo công việc được giao và đề xuất nếu trường hợp phát sinh.

03 Lịch sử, Xuất bản, Văn học Th. S, Đại học 5 đến 7 năm Chế bản vi tính

- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trưởng phòng.

- Chỉnh sửa lại những lỗi sau khi biên tập đọc và chỉnh sửa bản thảo và đề xuất nếu trường hợp phát sinh. 03 Công nghệ thông tin; Văn học, Kinh tế Th. S, Đại học Từ 1 - đến 6 Nguồn: Nhà xuất bản ĐHTN, 2015; 2016; 2017

Cùng với nhịp độ phát triển chung của toàn ngành, NXB ĐHTN liên lục tăng qua từng năm cả về số lượng tên sách và số lượng bản. Cơ cấu giữa loại sách được phân bố hợp lý, chất lượng nội dung ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của độc giả và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước. Qua đó cũng cần cải thiện quy trình xuất bản nhằm đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước, tiết kiệm thời gian cho đối tác và những cán bộ trực tiếp làm mảng này. Cơ sở vật chất và nhân lực ngày càng được tăng cường, điều kiện làm việc của cán bộ từng bước được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 78 -80 )

×