0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 45 -45 )

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

Với chặng đường 60 năm của NXB Giáo dục Việt Nam và gần 70 năm của CTCP sách Việt Nam và được thành lập trong khoảng thời gian đất nước còn rất khó khăn. Nhưng, cùng với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đơn vị đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, cùng với đó xây dựng và trưởng thành cho đến ngày hôm nay đã đánh dấu sự thành công và vị thế của mình trong ngành xuất bản nói riêng và đất nước nói chung.

Trải qua thời gian cùng với kinh nghiệm của từng giai đoạn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty Cổ phần sách Việt Nam đây là một trong những đơn vị mà NXB ĐHTN cần học tập trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, NXB ĐHTN có những bài học kinh nghiệm QLNN của các NXB đối với NXB ĐHTN:

- Kinh nghiệm về sự phân chia nhiệm vụ quản lý trong NXB rõ ràng, giúp cho hiệu lực quản lý được nâng cao.

- Kinh nghiệm về thực hiện cơ chế hạch toán độc lập, cơ chế khoán, cơ chế tuyển dụng nhân viên. Do đó kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên, tính tự giác của nhân viên trong NXB ĐHTN được nâng cao, họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc được giao.

- Kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn, NXB ĐHTN luôn chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho mỗi vị trí công tác chú trọng đặc biệt vào chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ biên tập viên và trưởng phòng biên tập.

- Kinh nghiệm về công tác quản lý: thống nhất từng khâu, từ khâu tìm kiếm chăm sóc khách hàng, kiểm tra thẩm duyệt bản thảo, hội nghị tập huấn công tác xuất bản và tổ chức quảng bá các XBP lợi thế với NXB ĐHTN để làm tốt công tác tổ chức bản thảo và xử lý nâng cao chất lượng xuất bản phẩm.

- Kinh nghiệm về công tác phát hành và công tác đối ngoại: NXB ĐHTN luôn chủ động bám sát nhu cầu thị hiếu của bạn đọc. Chủ động tìm kiếm đề tài khoa học mới từ các trường đại học trong và ngoài tỉnh tới bạn đọc nhằm mục đích cao nhất là phổ biến tri thức tới mọi tầng lớp.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời những câu hỏi sau đây: Trong đề tài này câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:

Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN?

Câu hỏi 2: Thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất bản bằng pháp luật và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần những giải pháp nào hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản nói chung và năng lực thực thi của Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng. Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Trong đề tài này, tác giả sẽ tập trung một số phương pháp khoa học phản ánh sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn trong QLNN về hoạt động xuất bản. Để từ đó đưa ra những tồn tại và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của QLNN về hoạt động xuất bản bằng pháp luật đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nội dung: Luận văn sử dụng thông tin thứ cấp chủ yếu từ các tài liệu, báo cáo đã được công bố và xuất bản về quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản từ Bộ TT&TT; Bộ GD&ĐT; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Đại học Thái Nguyên; Nhà xuất bản ĐHTN... trong các năm 2015; 2016; 2017.

- Ý nghĩa: Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được tình hình hoạt động xuất bản trong những năm đó có sự thay đổi như thế nào.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Nội dung: Để có được số liệu mới, tác giả thu thập thông tin qua việc phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý và điều tra khảo sát thực tế theo nội dung đã chuẩn bị sẵn trong phiếu điều tra khách hàng và nội dung các câu hỏi phỏng vấn.

- Ý nghĩa: đánh giá một cách khác quan nhất trong công tác tổ chức bản thảo, in ấn và phát hành tại NXB ĐHTN nói riêng và trên địa bàn nói chung.

Luận văn thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài trên cơ sở: + Phỏng vấn trực tiếp:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu là các cán bộ quản lý đang làm việc tại NXB ĐHTN, các cơ sở in, phát hành nằm trên địa bàn có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN về hoạt động xuất bản, cụ thể tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

+ Phiếu điều tra:

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với các khách hàng là giảng viên trực thuộc ĐHTN và các khách hàng khác ngoài ĐHTN. Tác giả lựa chọn danh sách khách hàng của Nhà xuất bản ĐHTN và phát 2.000 phiếu điều tra cho các khách hàng đó. Như vậy, với số lượng mẫu trong tổng thể đã biết trước là 2.000 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính như sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Do đó, n = 2000/(1+2000*0,12) = 95,23. Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 95.

Trong 2.000 phiếu điều tra khách hàng có: 68% phiếu là cán bộ giảng dạy thuộc ĐHTN, 32% ngoài ĐHTN, số lượng khách hàng cần được chọn ra làm mẫu điều tra là 95 (khách hàng).

Thang đo của bảng hỏi

Đối với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất tại tại Nhà xuất bản ĐHTN mang tính chất định tính như: đánh giá hiệu quả về công tác xuất bản, in, phát hành...tại NXBĐHTN được sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Điểm trung bình của mỗi tiêu chí sẽ được dùng để đánh giá hiệu quả của đối tượng được khảo sát.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi:

X i = (∑ X i *f i )/ (∑f i )

Trong đó:

X i : là biến quan sát theo thang đo Likert F i : Số người trả lời cho giá trị X i

-Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Bảng 2.1: Thang trung bình và đánh giá Likert

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

5 4.20 - 5.00 Rất đồng ý

4 3.40 - 4.19 Đồng ý

3 2.60 - 3.39 Tương đối đồng ý

2 1.80 - 2.59 Không đồng ý

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

- Nội dung: tác giả sử dụng kết quả của phương pháp thông tin sơ cấp để đánh giá những ưu điểm và hạn chế của QLNN về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN. Thứ nữa đề tài đưa ra một số các văn bản chỉ đạo hiện nay phục vụ của công tác QLNN về hoạt động xuất bản, tác giả cũng đưa 1, 2 văn bản so sánh sự thay đổi và tác động đến hoạt động xuất bản. Để đánh giá một cách tổng thể, tác giả thể hiện các số liệu qua biểu đồ, hình vẽ, lập biểu...

- Ý nghĩa: Nhằm đánh giá thực trạng của QLNN đối với hoạt động xuất bản - nghiên cứu trường hợp tại NXB ĐHTN. Qua đó đề xuất một số giải pháp đề hoàn thiện QLNN về hoạt động xuất bản và năng lực thực thi của NXB ĐHTN.

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

- Nội dung: Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng QLNN về hoạt động xuất bản đến đối tượng là những khách hàng của NXB.

- Ý nghĩa: nhằm đưa ra những hạn chế và các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại Nhà xuất bản ĐHTN.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh:

- Nội dung: Sau khi tính toán số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm để đánh giá hiệu quả QLNN về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN qua các năm để thấy được tình hình mức độ hài lòng của đối tác như thế nào.

- Ý nghĩa: Đưa ra được những nhận xét, đánh giá, rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan về quản lý nhà nước về về hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

2.2.2.3. Phương pháp bảng thống kê:

- Nội dung: bảng thông kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN. Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được.

- Ý nghĩa: Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

2.2.2.4. Phương pháp chuyên gia:

- Nội dung: Tác giả đã tham vấn ý kiến chuyên gia PGS. TS Trần Thị Việt Trung - Nguyên Giám đốc - Tổng biên tập NXB ĐHTN, hiện nay bà đang là cố vấn chuyên môn cho đơn vị. Người có hiểu biết chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm trong việc hoạt động xuất bản. Tác giả tập trung đặt ra những câu hỏi về chuyên môn xuất bản (biên tập, chế bản, đọc duyệt,...) từ đó xác định mục tiêu, định hướng trong công tác QLNN đối với hoạt động xuất bản tại NXB ĐHTN.

- Ý nghĩa: Phương pháp chuyên gia được tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các nội dung nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Hiệu lực của QLNN thể hiện khả năng tác động của Nhà nước đến hoạt động xuất bản và sự chấp hành của các NXB, cơ sở in và phát hành với tư cách là đối tượng quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực của QLNN đối với hoạt động xuất bản thể hiện ở việc: Nhà nước, trực tiếp là Bộ TT&TT xác định đúng mục đích, mục tiêu quản lý đối với hoạt động xuất bản và thực hiện được mục đích, mục tiêu đó; các NXB, cơ sở in và phát hành thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực QLNN đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với mục tiêu quản lý đề ra hay không.

Biểu đồ 2.1: Số lượng XBP vi phạm năm 2015 - 2017

Theo Biểu đồ 2.1, số lượng XBP vi có giảm nhưng không đáng kể, giảm không nhiều. Kết quả này cũng cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp, các ngành có nơi còn buông lỏng, xử lý chưa triệt để. Tính đến 6/2015, cả nước mới có 40/63 tỉnh, thành phố thành lập đội liên ngành phòng, chống in lậu. Cho nên lực lưc lượng này khá mỏng, thiếu kinh nghiệm chuyên môn nên các vi phạm không giảm đáng kẻ và việc xử lý hành chính với mức xử phạt mang tính chất răn đe. Theo Đoàn Liên ngành, Phòng, chống in lậu Trung ương, một số liên ngành phòng, chống, in lậu của các địa phương vẫn chưa mặn mà, sâu sát với hoạt động này, thể hiện ở chỗ báo cáo tình hình hoạt động trên địa bàn còn sơ sài, nói chung chung hoặc không có số liệu cụ thể. Thêm nữa chưa có sự phối hợp với nhau thường xuyên và thiếu kịp thời.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà QLNN đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất bản là cao khi hoạt động QLNN hoàn thành các mục tiêu quản lý đề ra với chi phí thấp nhất hoặc QLNN đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về các nguồn lực. Vì hiệu quả của QLNN khó có thể đo lường trực tiếp hoặc định lượng được nên hiệu quả của QLNN đối với hoạt động xuất bản có thể được đánh giá thông qua hiệu quả của các NXB, cơ sở in và phát hành và chất lượng của các sách xuất bản, mức độ hài lòng của độc giả đối với sản phẩm của các NXB, cơ sở in và phát hành.

Biểu đồ 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh ngành xuất bản năm 2015 -2017

Trong những năm gần đây tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng; Nhà nước; Bộ TT&TT, sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, sự nghiệp xuất bản, in, phát hành tiếp tục phát triển, và đạt được nhiều kết quả nổi bật; tốc độ tăng trưởng bình quân của từng lĩnh xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm vẫn giữ được ổn định, phát triển. Nhiều NXB chấm dứt tình trạng hoạt động cầm chừng, thua lỗ, chuyển sang giai đoạn phát triển, kinh doanh ổn định và có lãi. So với năm 2017, nhiều nhà xuất bản kinh doanh hiệu quả và có lãi, điển hình như: Nhà xuất bản Trẻ (13,700 tỷ đồng), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia -Sự thật (19,722 tỷ đồng), Nhà xuất bản Kim Đồng (30,350 tỷ), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (104,793 tỷ).

Mặc dù doanh thu toàn ngành đạt được kết quả nổi bật nhưng mức hưởng thụ sách bình quân năm 2017 là 3,3 bản sách/người giảm so với năm 2016 là 3,6 bản/người, với năm 2016 lại giảm so với năm 2015 là 4,1 bản/người, như vậy đã không thực hiện được mục tiêu 6 bản/người vào năm 2010 theo tinh thần của Chỉ thị 42/CT-TW về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá theo tính phù hợp của quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản

Để đánh giá được hệ thống chỉ tiêu này của QLNN đối với hoạt động xuất bản thì cần đánh giá chất lượng cán bộ có phù hợp với trình độ phát triển của xã hội không? Có đáp ứng được nhu cầu đọc sách ngày càng cao của xã hội hay không? Từ đó QLNN đối với hoạt động xuất bản có làm cho hoạt động xuất bản trở thành ngành kinh tế phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới hay không; phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước hay không, có góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hay không?

Theo báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản năm 2015 - 2017 cho thấy XBP lưu chiểu dưới dạng sách giấy (hay gọi sách in) rất lớn. Trung bình mỗi ngày làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 45 -45 )

×