Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế đến tỷ giá thực của các nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 36 - 37)

Chương 3 sẽ trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu và tóm lược về các biến cũng như giải thích về kỳ vọng của các biến.

3.1. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế đến tỷ giá thực của các nước Đông Á nước Đông Á

Để đánh giá tác động của dòng vốn quốc tế đến tỷ giá thưc, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, bao gồm mô hình Tác động cố định FEM và Moment tổng quát dạng hệ thống GMM. Mô hình dữ liệu bảng tĩnh FEM được đề xuất như sau:

𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖,𝑡 = 𝛼 + 𝛽𝐹𝑙𝑜𝑤𝑠𝑖,𝑡+ 𝜃𝑋𝑖,𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡 (1)

Phương trình (1) thể hiện mối quan hệ giữa dòng vốn vào và tỷ giá REER, trong đó α là hệ số tung độ gốc, β là hệ số hồi quy giữa dòng vốn vào và tỷ giá thực, θ là hệ số hồi quy giữa các biến kiểm soát với tỷ giá thực. 𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖,𝑡 là logarit của tỷ giá thực của nước i trong năm t, 𝐹𝑙𝑜𝑤𝑠𝑖,𝑡 là dòng vốn vào của nước i, trong đó bao gồm ba loại vốn chính là đầu tư trực tiếp FDI, đầu tư gián tiếp FPI và vốn khác OI. 𝑋𝑖,𝑡 là véc-tơ của các biến kiểm soát bao gồm năng suất Balassa, độ mở thương mại, tỷ lệ thương mại, chi tiêu và nợ của chính phủ, và 𝜀𝑖,𝑡 là sai số.

Mô hình bảng động được trình bày có độ trễ của REER có dạng:

𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖,𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖,𝑡−1 + 𝛽𝐹𝑙𝑜𝑤𝑠𝑖,𝑡 + 𝜃𝑋𝑖,𝑡+ 𝜀𝑖,𝑡 (2)

Phương trình (2) cho thấy mối quan hệ giữa dòng vốn vào và tỷ giá REER, trong đó 𝑅𝐸𝐸𝑅𝑖,𝑡−1là logarit của biến trễ của tỷ giá thực REER, đồng thời các biến dòng vốn và các biến kiểm soát như trong công thức (1) đề cập ở trên.

27

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)