Khuyến nghị chính sách liên quan dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 56 - 57)

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FPI vào ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ giá thực, do đó các quốc gia Đông Á cần xem xét vai trò của vốn gián tiếp FPI và vốn qua kênh ngân hàng để giảm bớt kiểm soát các nguồn vốn này.

Thứ nhất, các nước cần có các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho nhà đầu tư thông qua tầm nhìn dài hạn và các chiến lược mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ.Các nước trong khu vực cần thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng chiến lược về số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới như fintech, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối – blockchain và dữ liệu lớn - big data, chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến...

Thứ hai, các nước cần cócác giải pháp phát triển nhanh quy mô và chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phẩn hoá DNNN gắn với niêm yết, giao dịch

47

trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các DN tư nhân niêm yết trên thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thị trường, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán và các thông lệ tốt nhất về quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thị trường ổn định, an toàn, bền vững, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức hệ thống giao dịch phù hợp, hiệu quả đối với cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, DN và các nhà đầu tư.

Thứ tư, các nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, qua đó tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ hội công bằng, bình đẳng cho DN, nhà đầu tư nước ngòai. Ngoài ra, công cụ quản lý, giám sát vẫn chủ yếu là giám sát tuân thủ, cần tiến đến giám sát dựa trên mức độ rủi ro; quy định về công bố, minh bạch thông tin cần nhất quán giữa các văn bản pháp luật; chế tài xử phạt, cưỡng chế cần thực sự đủ mạnh…

Cuối cùng, các nước cần đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa, sản phẩm trên thị trường chứng khoán, tiếp tục phát triển các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản, …qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, sự phân bổ hiệu quả nguồn lực vốn đầu tư, tạo sức cầu bền vững và độ sâu của thị trường.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)