Đẩy mạnh hợp tác hoán đổi tiền tệ giữa các nước theo Sáng kiến Chiang Ma

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 59 - 60)

Mai

Năm 2000, trong khuôn khổ CMIM, mạng lưới các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đã được hình thành giữa các nền kinh tế ASEAN với các nước Đông Bắc Á. Quy mô mạng lưới Thỏa thuận Hoán đổi tiền tệ song phương (Bilateral Swap Agreement - BSA) lớn hơn nhiều so với ASA, với tổng giá trị các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lên tới trên 90 tỷ USD năm 2009 (Hình 2). Các khoản cho vay của BSA thường có thời hạn là 3 tháng, nhưng có thể kéo dài đến 2 năm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, mạng lưới BSA không có một cơ quan điều phối chung để giám sát tình hình kinh tế trong các nước thành viên cũng như không có các nguyên tắc chung đối với việc vay mượn. Việc sử dụng các đồng tiền khu vực trong các thỏa thuận hoán đổi cũng hạn chế đáng kể khả năng hỗ trợ các nước thành viên.

Năm 2010, Hiệp định CMIM giữa 10 nước thành viên ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông có hiệu lực là một bước ngoặt mới trong quá

50

trình hợp tác tiền tệ của các nước Đông Á. CMIM thống nhất tất cả các quỹ hoán đổi tiền tệ song phương, đồng thời xác lập các nguyên tắc chung cho việc giải ngân và thanh toán. Nguồn vốn của quỹ hoán đổi tiền tệ đã tăng lên rõ rệt, với tổng số vốn cam kết ban đầu là 120 tỷ USD.

Thứ nhất, các quốc gia Đông Á cần tăng quy mô cũng như tăng số lượng các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trong khu vực. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ được mở rộng hơn và quy mô tài chính tiền tệ khu vực sẽ được tăng lên khi các quốc gia Đông Á chú trọng cả SWAP song phương và đa phương. Mặc dù hai hình thức hoán đổi này có nhiều tính chất cơ bản giống nhau tuy nhiên quy mô và điều kiện áp dụng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mối quan hệ giữa các nền kinh tế mà mỗi thành viên lựa chọn và tham gia hai hình thức này. Quan trọng hơn, các nước Đông Á cũng cần xem xét hỗ trợ các điều kiện gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, nhằm cắt giảm chi phí giao dịch, đàm phán cho các bên tham gia.

Thứ hai, mở rộng Quỹ hoán đổi tiền tệ. Hiện nay, Quỹ hoán đổi tiền tệ khu vực Đông Á còn nhỏ, 240 tỷ USD. Khu vực Đông Á cần xây dựng Quỹ hoán đổi tiền tệ mạnh nhằm cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các thành viên, giảm thiểu rủi ro dẫn đến khủng hoảng tài chính khu vực trước khi xin trợ cấp của IMF, đồng thời góp phần nâng cao chỉ số tínnhiệm cho hệ thống tài chính khu vực, tác động tích cực thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 59 - 60)