Giải pháp cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 61 - 62)

Tại Việt Nam, tỷ giá thực trong giai đoạn gần đây liên tục tăng cao so với các nước trong khu vực. Do đó, Việt Nam cần có chính sách quản lý tỷ giá chặt chẽ hơn bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực. Đồng thời, nhà quản lý cần thực hiện các chính sách cải thiện tính chuyển đổi của đồng Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực Châu Á, Việt Nam đã tham gia các diễn đàn chính sách và các cơ chế hợp tác tiền tệ hiện có trong khu vực, trong đó bao gồm các cuộc gặp thường niên của các quan chức tài chính và ngân hàng trung ương các nước, hay các Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đông Á và ADB. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia các cơ chế hợp tác tiền tệ khu vực như cơ chế hoán đổi tiền tệ giữa các nước và mạng lưới hoán đổi tiền tệ khu vực trong khuôn khổ CMIM.

Hiện nay, xu hướng bảo hộ thương mại của các nước và phát triển công nghệ đang là các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam cũng như việc hợp tác tiền tệ trong khu vực Đông Á thông qua các kênh thương mại và đầu tư, xuất khẩu, lợi thế về lao động gặp khó khăn do chịu cạnh tranh mạnh hơn từ các nước và xu hướng thay đổi cơ bản về quan hệ sản xuất do công nghệ mang lại. Do đó, Việt Nam cần xem xét lợi ích cũng như phí tổn của việc tham gia hợp tác tiền tệ. Những khác biệt trong cấu trúc kinh tế và chính sách kinh tế là những trở ngại lớn đối với sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hội nhập tiền tệ khu vực. Trong thời gian tới, Việt Nam cần chuẩn bị cả về kinh tế và thể chế để tham gia sâu rộng hơn vào quá trình hợp tác tiền tệ trong khu vực Đông Á. Việt Nam cần tăng cường hệ thống thông tin kinh tế cả về tính minh bạch, độ tin cậy và tính cập nhật, đồng thời nâng cao năng lực phân tích và dự báo kinh tế. Việt Nam cũng cần tăng cường tham gia các cơ chế trao đổi thông tin và đối thoại chính sách khu vực. Việc tham gia tích cực cơ chế hoán

52

đổi tiền tệ khu vực trong khuôn khổ CMIM sẽ hữu ích để ổn định kinh tế và đối phó tốt hơn với những bất ổn định trong nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Việc xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh cũng là thiết yếu để tham gia vào quá trình hợp tác tiền tệ và tài chính trong khu vực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 61 - 62)