Một số khuyến nghị chính sách liên quan đến dòng vốn quốc tế và tỷ giá thực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 54)

5.2.1. Khuyến nghị chính sách liên quan dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng vốn khác nhau tác động đến tỷ giá thực của các quốc gia trong khu vực. Qua đó, dòng vốn FDI vào ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá thực.

Khi thực hiện các chính sách để thu hút dòng vốn, các nước Đông Á cần chú ý sự tăng giá của REER có thể làm mất ổn định đối với quản lý kinh tế vĩ mô do sự thiếu đồng nhất về chế độ tỷ giá của các quốc gia trong khu vực, cũng như sự tương quan giữa Trung Quốc với các nước còn lại khá lớn. Khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, các

45

nước Đông Á cần tập trung các chính sách đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả. Các nước Đông Á cũng cần đánh giá lại tính hiệu quả cũng như các chi phí đi kèm của dòng vốn FDI. Tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, để phát huy tác động tích cực và khắc phục những hạn chế của dòng vốn, các nước cần xem xét hiệu quả sử dụng dòng vốn này. Bên cạnh đó, xem xét điều chỉnh các rào cản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, xây dựng rào cản kỹ thuật phù hợp với cam kết quốc tế trong lựa chọn dự án, trong đó nên hạn chế những dự án có quy mô vốn nhỏ, ứng dụng công nghệ thấp, không mang tính bền vững...Ưu tiên những dự án có công nghệ tiên tiến, mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Các nước cần nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ bằng cách: đưa ra tiêu chuẩn về trình độ công nghệ đối với các dự án đầu tư; yêu cầu nhà đầu tư có cam kết về việc chuyển giao công nghệ; tăng cường hình thức đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Thứ hai, các nước trong khu vực cần cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần có cơ chế giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng việc, đúng mục đích với hiệu quả sử dụng cao nhất. Ngoài ra, để củng cố cơ sở hạ tầng, các nước cần có chính sách phù hợp với hình thức đối tác công tư, cụ thể: cơ chế, chính sách pháp luật vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ cộng đồng, vừa cởi mở, minh bạch để tạo điều kiện thu hút được vốn FDI.

Thứ ba, các nước khu vực Đông Á cần cải thiện môi trường kinh doanh thông qua: (i) tăng cường đảm bảo sở hữu trí tuệ, Nhà nước cần có chính sách giám sát và xử lý đối với những trường hợp làm ảnh hưởng thương hiệu qua việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. (ii) Bảo vệ môi trường thông qua xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, phương pháp sản xuất, chế tạo… thân thiện với môi trường; đồng thời tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt cùng các chế tài kèm theo.

46

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước bằng cách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp bằng các lợi ích cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác tự đào tạo, đào tạo trong doanh nghiệp, khối ngành nghề, hiệp hội; hoàn thiện công tác hướng nghiệp cho người học phù hợp với năng lực và sở trường của họ; có chính sách thu hút, kêu gọi người tài; đổi mới chương trình giáo dục theo hướng thực hành. Nguồn nhân lực phải sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư FDI.

Cuối cùng, các nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, trong đó các thủ tục liên quan đến đất đai, thuế phí, bảo hiểm xã hội. Tiết giảm thời gian thực hiện và đơn giản các thủ tục hành chính bằng cách hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dể hiểu và dễ thực hiện; tinh gọn bộ máy; quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận trong việc tác nghiệp xử lý thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến cấp phép kinh doanh, giấy phép lao động, quản lý thị thực, thủ tục hải quan, thuế. Tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư và quản lý sau cấp phép. Theo định kỳ, các cơ quan quản lý các nước cần giám sát thông qua việc đánh giá hoạt động đầu tư.

5.2.2. Khuyến nghị chính sách liên quan dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FPI vào ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ giá thực, do đó các quốc gia Đông Á cần xem xét vai trò của vốn gián tiếp FPI và vốn qua kênh ngân hàng để giảm bớt kiểm soát các nguồn vốn này.

Thứ nhất, các nước cần có các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho nhà đầu tư thông qua tầm nhìn dài hạn và các chiến lược mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ.Các nước trong khu vực cần thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng chiến lược về số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán, áp dụng các công nghệ tài chính mới như fintech, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối – blockchain và dữ liệu lớn - big data, chuẩn hóa hoạt động mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến...

Thứ hai, các nước cần cócác giải pháp phát triển nhanh quy mô và chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phẩn hoá DNNN gắn với niêm yết, giao dịch

47

trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các DN tư nhân niêm yết trên thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thị trường, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán và các thông lệ tốt nhất về quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thị trường ổn định, an toàn, bền vững, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức hệ thống giao dịch phù hợp, hiệu quả đối với cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, DN và các nhà đầu tư.

Thứ tư, các nước cần hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, qua đó tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ hội công bằng, bình đẳng cho DN, nhà đầu tư nước ngòai. Ngoài ra, công cụ quản lý, giám sát vẫn chủ yếu là giám sát tuân thủ, cần tiến đến giám sát dựa trên mức độ rủi ro; quy định về công bố, minh bạch thông tin cần nhất quán giữa các văn bản pháp luật; chế tài xử phạt, cưỡng chế cần thực sự đủ mạnh…

Cuối cùng, các nước cần đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa, sản phẩm trên thị trường chứng khoán, tiếp tục phát triển các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản, …qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, sự phân bổ hiệu quả nguồn lực vốn đầu tư, tạo sức cầu bền vững và độ sâu của thị trường.

5.2.3. Khuyến nghị chính sách liên quan dòng vốn đầu tư nước ngoài khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn khác OI vào ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá thực. Do đó, các nước khu vực Đông Á cần quan tâm giám sát dòng vốn vay của khu vực tư nhân.

Thứ nhất, các nước cần kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài vì nguồn vốn này có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của quốc gia, đánh giá mức độ rủi ro của việc phụ thuộc nhiều vào vay nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời Chính phủ các nước hạn chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài.

48

Thứ hai, các nước cần có chính sách vĩ mô ổn định để giữ ổn định lãi suất và tỷ giá, qua đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm bớt áp lực trong những khoản vay nước ngoài.

Thứ ba, các nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, từ đó, các doanh nghiệp sẽ có nguồn thu để trả nợ nước ngoài, giảm áp lực nợ nước ngoài của các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Tóm lại, chính sách đầu tư của các nước cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược mở cửa dòng vốn đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn vào. Đồng thời, phát triển hệ thống tài chính lành mạnh thông qua đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro của việc tự do hóa dòng vốn cũng như phát hiện các khiếm khuyết hệ thống để tái cơ cấu theo hướng các định chế tài chính phải thích nghi với thị trường để tránh rủi ro không chỉ dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ, và khuyến khích phát triển các giao dịch tài chính phòng ngừa rủi ro hối đoái như: Hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn…

5.2.4. Khuyến nghị chính sách liên quan đến hợp tác thương mại của các nước Đông Á Đông Á

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ thương mại và độ mở thương mại có tác động đến tỷ giá thực. Theo đó, độ mở thương mại càng lớn thì tỷ giá thực giảm. Từ đó, việc tăng cường thương mại trong khu vực Đông Á là rất quan trọng để tăng sức cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực.

Để tăng cường hợp tác thương mại các nước, NHTW các nước trong khu vực Đông Á cần:

Các nước cần hướng đến một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó, sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề cần được chú trọng, từ đó, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư kinh doanh và tạo sự phát triển chung cho cả khu vực.

Giải pháp cho các nước là tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, đảm bảo lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn, đặc biệt sau đại dịch Covid-19; xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững trong khu vực, bảo đảm an ninh lương thực và cuỗi giá trị

49

nông nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiến tới xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Các chính phủ cần thúc đẩy nhanh việc phê chuẩn các hiệp định, thỏa thuận thương mại trong khu vực, đẩy mạnh cam kết về đầu tư và thương mại trong khuôn khổ khu vực và quốc tế.

Các nước tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng số, kết nối số, an toàn dữ liệu số, kiến thức và kỹ năng số gắn kết giữa các thành viên trong khu vực, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để xử lý các thách htuwcs mà nền tảng thương mại điện tử đang phải đối mặt; tận dụng các cơ hội của sự phát triển công nghệ để khắc phục bất lợi của dịch bệnh Covid-19 và duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số.

Xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối khu vực, tăng cường kết nối giao thông và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp thông minh và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên xuyên biên nhằm đảm bảo duy trì lương thực, nguồn nước và năng lượng của các nước.

5.2.5. Giải pháp liên quan ổn định tỷ giá trong khu vực Đông Á

5.2.5.1. Đẩy mạnh hợp tác hoán đổi tiền tệ giữa các nước theo Sáng kiến Chiang Mai Mai

Năm 2000, trong khuôn khổ CMIM, mạng lưới các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đã được hình thành giữa các nền kinh tế ASEAN với các nước Đông Bắc Á. Quy mô mạng lưới Thỏa thuận Hoán đổi tiền tệ song phương (Bilateral Swap Agreement - BSA) lớn hơn nhiều so với ASA, với tổng giá trị các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ lên tới trên 90 tỷ USD năm 2009 (Hình 2). Các khoản cho vay của BSA thường có thời hạn là 3 tháng, nhưng có thể kéo dài đến 2 năm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, mạng lưới BSA không có một cơ quan điều phối chung để giám sát tình hình kinh tế trong các nước thành viên cũng như không có các nguyên tắc chung đối với việc vay mượn. Việc sử dụng các đồng tiền khu vực trong các thỏa thuận hoán đổi cũng hạn chế đáng kể khả năng hỗ trợ các nước thành viên.

Năm 2010, Hiệp định CMIM giữa 10 nước thành viên ASEAN cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông có hiệu lực là một bước ngoặt mới trong quá

50

trình hợp tác tiền tệ của các nước Đông Á. CMIM thống nhất tất cả các quỹ hoán đổi tiền tệ song phương, đồng thời xác lập các nguyên tắc chung cho việc giải ngân và thanh toán. Nguồn vốn của quỹ hoán đổi tiền tệ đã tăng lên rõ rệt, với tổng số vốn cam kết ban đầu là 120 tỷ USD.

Thứ nhất, các quốc gia Đông Á cần tăng quy mô cũng như tăng số lượng các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trong khu vực. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ được mở rộng hơn và quy mô tài chính tiền tệ khu vực sẽ được tăng lên khi các quốc gia Đông Á chú trọng cả SWAP song phương và đa phương. Mặc dù hai hình thức hoán đổi này có nhiều tính chất cơ bản giống nhau tuy nhiên quy mô và điều kiện áp dụng khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như mối quan hệ giữa các nền kinh tế mà mỗi thành viên lựa chọn và tham gia hai hình thức này. Quan trọng hơn, các nước Đông Á cũng cần xem xét hỗ trợ các điều kiện gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, nhằm cắt giảm chi phí giao dịch, đàm phán cho các bên tham gia.

Thứ hai, mở rộng Quỹ hoán đổi tiền tệ. Hiện nay, Quỹ hoán đổi tiền tệ khu vực Đông Á còn nhỏ, 240 tỷ USD. Khu vực Đông Á cần xây dựng Quỹ hoán đổi tiền tệ mạnh nhằm cung cấp các hỗ trợ tài chính cho các thành viên, giảm thiểu rủi ro dẫn đến khủng hoảng tài chính khu vực trước khi xin trợ cấp của IMF, đồng thời góp phần nâng cao chỉ số tínnhiệm cho hệ thống tài chính khu vực, tác động tích cực thu hút đầu tư nước ngoài.

5.2.5.2. Tăng cường phối hợp chính sách tỷ giá

Việc tăng cường phối hợp chính sách tỷ giá sẽ giúp các quốc gia Đông Á tránh được tình trạng suy giảm năng lực cạnh tranh. Các nước Đông Á cần xây dựng lộ trình đi đến thống nhất về hệ thống tỷ giá hối đoái cho cả khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, giải pháp mang tính dài hạn là xây dựng và hoàn thiện khung khổ tỷ giá khu vực. Việc các quốc gia đang neo tỷ giá cố định khó có thể nhanh chóng chuyển đổi chế độ tỷ giá. Do đó, tùy thuộc vào vị thế đồng tiền quốc gia trong khu vực và trên thế giới, quy mô thị trường ngoại hối và các điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quố gia quốc gia, đưa ra lộ trình cụ thể cho mỗi quốc gia thành viên trong việc chuyển đổi chế độ tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu chi phí phát sinh do biến động tỷ giá thất thường trong lộ trình điều chỉnh tỷ giá, biên độ điều chỉnh cũng cần được quy định chặt chẽ,

51

nhằm giúp các nước tránh được cú sốc đối với nền kinh tế vĩ mô. Phối hợp chính sách tỷ giá khu vực cần sự nỗ lực và thống nhất cao của các quốc gia Đông Á, vì vậy, các thành viên cần nghiêm túc và tích cực tham gia các cuộc đối thoại, cuộc họp Bộ trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)