Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 41 - 43)

Bộ dữ liệu được sử dụng dựa trên các quan sát theo năm đối với 13 quốc gia Đông Á trong giai đoạn từ 2005 đến 2018. Dữ liệu đến từ các nguồn chính: International Financial Statistics (IFS), World Economic Outlook (IMF), World Bank (WB), CEPII (EQCHANGE). Các biến trong mô hình được mô tả cụ thể từ các nguồn trong Bảng 1. Các nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia,

32

Brunei, Cambodia, Lào, Philippines, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Các biến tỷ giá thực, tỷ lệ thương mại, độ mở thương mại lấy logarit để thu hẹp đại lượng về phạm vi nhỏ hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho sự ảnh hưởng của các dòng vốn đến tỷ giá thực. Bằng cách sử dụng phương pháp dữ liệu bảng FE và GMM, đề tài sẽ kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực. Về các biến sử dụng trong mô hình, nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là tỷ giá thực đa phương REER, các biến độc lập bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vốn khác, tỷ lệ thương mại, độ mở thương mại, nợ và chi tiêu của chính phủ.

33

CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ ĐẾN TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

Trong chương 4, nghiên cứu sẽ trình bày các kết quả liên quan đến tác động của dòng vốn vào đến tỷ giá thực các nước Đông Á. Bên cạnh đó, kết quả về tác động của các yếu tố khác như độ mở thương mại, tỷ lệ thương mại, chỉ số năng suất Balassa, nợ và chi tiêu chính phủ đến REER cũng được trình bày trong chương này. Dựa trên các kết quả quan trọng của nghiên cứu trong chương này, nhóm sẽ đề xuất các giải pháp liên quan cho việc quản lý dòng vốn và các chính sách liên quan đến tỷ giá trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)