Khuyến nghị chính sách liên quan đến hợp tác thương mại của các nước Đông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 58 - 59)

Tóm lại, chính sách đầu tư của các nước cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược mở cửa dòng vốn đồng thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn vào. Đồng thời, phát triển hệ thống tài chính lành mạnh thông qua đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro của việc tự do hóa dòng vốn cũng như phát hiện các khiếm khuyết hệ thống để tái cơ cấu theo hướng các định chế tài chính phải thích nghi với thị trường để tránh rủi ro không chỉ dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ, và khuyến khích phát triển các giao dịch tài chính phòng ngừa rủi ro hối đoái như: Hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn…

5.2.4. Khuyến nghị chính sách liên quan đến hợp tác thương mại của các nước Đông Á Đông Á

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ thương mại và độ mở thương mại có tác động đến tỷ giá thực. Theo đó, độ mở thương mại càng lớn thì tỷ giá thực giảm. Từ đó, việc tăng cường thương mại trong khu vực Đông Á là rất quan trọng để tăng sức cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực.

Để tăng cường hợp tác thương mại các nước, NHTW các nước trong khu vực Đông Á cần:

Các nước cần hướng đến một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó, sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề cần được chú trọng, từ đó, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư kinh doanh và tạo sự phát triển chung cho cả khu vực.

Giải pháp cho các nước là tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, đảm bảo lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn, đặc biệt sau đại dịch Covid-19; xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững trong khu vực, bảo đảm an ninh lương thực và cuỗi giá trị

49

nông nghiệp; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiến tới xây dựng kinh tế tuần hoàn.

Các chính phủ cần thúc đẩy nhanh việc phê chuẩn các hiệp định, thỏa thuận thương mại trong khu vực, đẩy mạnh cam kết về đầu tư và thương mại trong khuôn khổ khu vực và quốc tế.

Các nước tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng số, kết nối số, an toàn dữ liệu số, kiến thức và kỹ năng số gắn kết giữa các thành viên trong khu vực, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để xử lý các thách htuwcs mà nền tảng thương mại điện tử đang phải đối mặt; tận dụng các cơ hội của sự phát triển công nghệ để khắc phục bất lợi của dịch bệnh Covid-19 và duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số.

Xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối khu vực, tăng cường kết nối giao thông và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp thông minh và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên xuyên biên nhằm đảm bảo duy trì lương thực, nguồn nước và năng lượng của các nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ THỰC TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 58 - 59)