Tình hình áp dụng CAMELS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 30 - 32)

Phương pháp xếp loại theo mô hình CAMELS đã được NHNN áp dụng trong “Quy đinh xếp loại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ban hành kèm theo Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018.

Điểm giống nhau: hệ thống tiêu chí được sử dụng để đánh giá xếp hạng các

tổ chức tín dụng theo mô hình CAMELS và thông tư số 52/2018/TT-NHNN đều bao gồm 6 yếu tố: vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.

Trong đó: theo TT 52/2018/TT-NHNN, sáu yếu tố này được chia theo trọng số bao gồm: vốn (trọng số 20%), chất lượng tài sản (trọng số 30%), quản trị điều hành (trọng số 10%), kết quả hoạt động kinh doanh (trọng số 20%), khả năng thanh khoản (15%), mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (5%).

Điểm khác nhau:

Theo mô hình CAMELS: các TCTD được xếp hạng từ hạng 1( tốt nhất) đến hạng 5 (kém nhất), xếp hạng chung cho cả TCTD sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng mức xếp hạng của từng yếu tố có trong mô hình. Việc phân loại, đánh giá sẽ được áp dụng như Bảng 1.1. Kết quả xếp hạng TCTD sẽ chỉ được thông báo cho hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao nhất của TCTD. Tuy nhiên theo mô hình CAMELS được áp dụng tại Mỹ thì Quốc Hội nước này có thể tiếp cận được kết quả xếp hạng TCTD như thông qua các báo cáo của cơ quan chức năng để nắm được tình hình sức khỏe của ngành tài chính.

Theo thông tư số 52/2018/TT-NHNN: TCTD được xếp vào một trong các hạng sau: tốt (A) nếu có tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5, khá (B) nếu có

tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5, trung bình (C) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5, yếu (D) nếu tổng điểm nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5, yếu kém (E) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5. Kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi, chỉ được thông báo cho TCTD và NHNN chi nhánh tỉnh và thành phố, thậm chí ngân hàng không được cung cấp kết quả cho bên thứ 3 bao gồm cả ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng phải theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.

Nhận xét: NHNN Việt Nam đã đưa ra Thông tư số 52/2018/TT-NHNN dựa

trên việc tiếp thu những ý tưởng từ bộ nguyên tắc của mô hình CAMELS để đưa ra một khung đánh giá chung cho ngành ngân hàng Việt Nam. Chính vì thế chúng ta có thể thấy mô hình CAMELS và Thông tư số 52/2018/TT-NHNN có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung cả hai đều giúp khảo sát, đánh giá, theo dõi các thay đổi trong điều kiện tài chính dễ gặp nhiều rủi ro nhằm đưa ra những cảnh báo kịp thời, cải thiện tình hình sức khỏe của các TCTD hoạt động yếu kém, góp phần duy trì ổn định hệ thống. Tuy nhiên điểm khác biệt rõ ràng nhất khiến cho mô hình CAMELS có phần nổi trội về tính hiệu quả hơn hẳn đó chính là kết quả đánh giá ở mô hình CAMELS là một số trung bình cộng của tất cả các yếu tố, trong khi kết quả của Thông tư 52 sẽ là tổng của các yếu tố này.

Tại Việt Nam, tiến hành áp dụng mô hình CAMELS sẽ gặp một số vấn đề khó khăn. Do yêu cầu về tính chuẩn xác và kịp thời của mô hình nên vai trò của các báo các tài chính là rất quan trọng. Tuy nhiên, để có được một báo cáo tài chính có đầy đủ thông tin mang tính minh bạch là việc không đơn giản, vì hiện nay có một số tổ chức đã cố ý gian lận trong việc báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích trục lợi. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát của NHNN vẫn còn nhiều bất cập và hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các NHTM tại Việt Nam hiện nay đang cần một hệ thống có thể kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w