Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng theo mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 32)

1.2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn

Một ngân hàng được xem là an toàn về vốn khi ngân hàng đó có đủ khả năng để bù đắp những tổn thất xảy ra, luôn tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền, chủ nợ cũng như ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng và yếu tố vốn tự có chính là căn cứ cơ bản để chúng ta có thể tính toán, xem xét.

Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Theo Thông tư số 02/VBHN-NHN ngày 10 tháng 1 năm 2018 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9%.

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạ

n và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 9%, giống với chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Von tự có CAR = Tong tài sǎn có rǔi ro Trong đó: -Vốn tự có là tổng của:

Vốn cấp 1(Vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác. Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): bao gồm tất cả các vốn khác như vốn từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khỏa thuê)

-Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có”.

- Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn VCSH chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

Công thức tính:

- Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính là thước đo thông dụng đo lường mức độ nợ trên Von chǔ sơ hữu

Hệ số tự tài trợ

VCSH được nhiều ngân hàng áp dụng. Hệ số này cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng lớn gấp bao nhiêu lần so với vốn tự có từ đó đo lường mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của ngân hàng.

Công thức tính:

- Hệ số tạo vốn nội bộ ICG

Hệ số tạo vốn nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có bao nhiêu đồng từ lợi nhuận giữ lại. Hệ số này càng lớn càng tốt. Ở các ngân hàng trên thế giới, hệ số này trên 12% được coi là tốt.

Công thức tính:

Đánh giá quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong HĐKD của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Trên thị trường tài chính luôn có những rủi ro tiềm ẩn gây hại đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, vì vậy các ngân hàng cần phải nhìn nhận một cách chính xác những rủi ro mà họ đang phải đối mặt đồng thời duy trì một lượng vốn đủ lớn để có thể bù đắp cho những tổn thất không may xảy ra. Nếu một ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động cho vay của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Với tầm quan trọng của vốn tự có, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho ngân hàng Tong tài sǎn

Hệ số đòn bảy tài chính L

Von chǔ sơ hữu

Lợi nhu n giữ lại

Hệ số tạo vốn nội bộ ICG =

hoạt động an toàn đó chính là khi ngân hàng có đầy đủ vốn. Trước những biến động khó lường như môi trường kinh doanh hiện nay, thì một ngân hàng có lượng vốn yếu sẽ dễ bị đổ vỡ khi gặp những rủi ro bất ngờ xảy ra, trong khi một ngân hàng có thể duy trì vốn ở một mức đều đặn hoặc lượng vốn ngày càng được tăng cao thì đó là biểu hiện của một ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả.

1.2.2.2. Phân tích chất lƣợng tài sản

Tài sản Có là phần nguồn vốn sử dụng đưa vào kinh doanh và giúp các ngân hàng có thể duy trì khả năng thanh toán của mình. Tài sản Có của ngân hàng bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu và là nguồn mang lại thu nhập chính của ngân hàng. Cụ thể tài sản sinh lời chính là các khoản cấp tín dụng và đầu tư trong đó các khoản cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất. Tài sản có bao gồm:

- Dự trữ:

+ Dự trữ sơ cấp: tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác.

+ Dự trữ thứ cấp: là loại dự trữ tồn tại dưới hình thức chứng khoán, bao gồm các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi về tiền một cách thuận lợi.

- Cấp tín dụng: sau khi ngân hàng dành ra một khoảng dự trữ thì phần còn lại sẽ

dùng cho việc cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. Đây là nguồn mang đến khoảng sinh lời lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác.

- Đầu tƣ: ngoài khoản mục cho vay thì ngân hàng còn có khoản mục đầu tư cũng

quan trọng không kém, mang đến mức thu nhập lớn cho ngân hàng. Các hoạt động đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng phân tán được rủi ro đồng thời việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp. Ngân hàng sẽ dùng vốn để đầu tư

dưới các hình thức:

+ Góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty, hùn vốn mua cổ phần chỉ được phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng.

+ Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty.

- Tài sản có khác: trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, các khoản phải

thu, các khoản khác,...

Chất lượng tài sản là yếu tố quyết định hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tài sản Có của một ngân hàng được xem là chất lượng sẽ cho thấy ngân hàng này bền vững về mặt tài chính, có khả năng sinh lời cao và năng lực quản lý tốt. Theo Grier (2007) “Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của hầu hết các ngân hàng”. Trong đó chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của một ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều phải đối mặt với một loại rủi ro được xem là có sức ảnh hưởng lớn chính là rủi ro cho vay. Khi các ngân hàng được mang ra đánh giá, xem xét chất lượng tài sản thì khoản mục cho vay của ngân hàng chính là khoản mục quan trọng nhất cần đánh giá vì các khoản cho vay chiếm một phần lớn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên các ngân hàng thường gặp phải tình trạng mất vốn vì các khoản cho vay không được thanh toán đúng kỳ hạn làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng được đánh giá là có hoạt động tín dụng chất lượng tốt khi việc thu nợ gốc và lãi được hoàn thành đúng hạn, bảo toàn được số vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn tín dụng nhanh thì về cơ bản ngân hàng đó được đánh giá là có hoạt động tín dụng hiệu quả.

Nếu việc cho vay gây ra tổn thất lớn sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động thua lỗ, làm giảm vốn tự có của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng chi trả và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém. Thông thường phân tích chất lượng tài sản Có trước hết phải xem tính hợp lý trong cơ cấu của tài sản Có nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao mức doanh lợi, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đối với ngân hàng.

Các chỉ tiêu cơ bản bao gồm:

- Quy mô, cơ cấu tài sản

Quy mô chính là tổng tài sản mà ngân hàng có được, trong khi đó cơ cấu là bao gồm các thành phần chính có trong tài sản và chiếm một tỷ trọng nhất định so với tổng tài sản.

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR)

Chỉ tiêu này thường sử dụng để đánh giá một cách gián tiếp chất lượng tài sản có của NHTM. LAR cho biết mức độ theo đó tài sản được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Khi tỷ lệ này cao thì cho thấy khả năng sinh lời được cải thiện. Tuy nhiên nếu quá cao, gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu như không có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì hoặc là ngân hàng đang thiếu khách hàng hoặc đang đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, tập trung vào các hoạt động sinh lời khác.

Cho vay khách hàng

LAR =

Tong tài sǎn

- Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn, tỷ lệ nợ xấu được tính trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu = Tong nợ Xau Tong dư nợ x100%

Nợ quá hạn là khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tong so tien quá hạnTong dư nợ x100%

chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước qui định tại Khoản 12 Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN như sau: Nợ nhóm 1: 0% Nợ nhóm 2: 5% Nợ nhóm 3: 20% Nợ nhóm 4: 50% Nợ nhóm 5: 100%

- Khả năng bao phủ nợ xấu

Được tính bằng Tỷ lệ bao phủ nợ xấu, dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.

So dư dự phòng cǔa các khoǎng nợ xau

Ty l bao phǔ nợ xau =

Nợ xau

Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Tóm lại để đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà

ngân hàng đang nắm giữ, đồng thời nghiên cứu mối tương quan giữa tài sản có và tài sản nợ để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, thì chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như sự biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách, luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng ngoại tệ.

1.2.2.3. Phân tích khả năng quản lý

Khả năng quản lý về cơ bản là năng lực của Ban giám đốc và quản lý, để xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro của các hoạt động của một tổ chức và đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả phù hợp với pháp luật và các quy định được áp dụng. Trong quá trình hoạt động, khả năng quản lý của ban điều hành ngân hàng thể hiện ở các tiêu chuẩn sau:

- Mô hình, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, sự phù hợp với quy mô, chiến lược của ngân hàng.

- Chính sách quản lý nhân sự của ngân hàng - Sự tuân thủ các quy định pháp luật.

Các nhà quản trị ngân hàng cần có tầm nhìn xa để có thể xây dựng một kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài cho ngân hàng đồng thời có thể nhận dạng sớm những rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh gây ra tổn thất quá lớn. Song song đó ngân hàng cũng cần phải có bộ máy kiểm soát nội bộ để kiểm có thể kiểm soát các nguy cơ đối với ngân hàng. Việc kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có biện pháp chống lại các trục trặc hệ thống đồng thời có khả năng nhận dạng và xác định các lỗ hỏng dẫn đến rủi ro. Kiểm soát nội bộ đặc biệt chú trọng đến các yếu tố sau:

+ Hệ thống thông tin: những thông tin được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng đòi hỏi phải được bảo mật một cách toàn vẹn, đảm bảo tính riêng tư của tài liệu.

+ Nhiệm vụ: ngân hàng cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các nhiệm vụ

quy mô của ngân hàng và cần có sự minh bạch thông tin khi gửi đến ủy ban kiểm soát. Để đảm bảo các phạm vi rủi ro được xem xét thì những kế hoạch kiểm toán nên được diễn ra thường niên.

+ Hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng: chính là cơ sở để phản ánh điều kiện tài chính cũng như kết quả chính xác của việc vận hành.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w