Tổng quan về mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 25)

1.2.1.1. Mô hình CAMELS

CAMEL là một phương pháp hoặc một công cụ dùng để phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân hàng, phương pháp này được xây dựng ở Mỹ vào ngày 13 tháng 11 năm 1979 bởi Ủy ban giám sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Phân tích CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản bao gồm: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (nội dung này được bổ sung thêm vào năm 1997).

- C (Capital Adequacy): Mức an toàn vốn - A (Asset quality): Chất lượng tài sản - M (Management ability): Năng lực quản lý - E (Earning): Khả năng sinh lời

- L (Liquidity): Khả năng thanh khoản

-S (Sensitivity to Market Risk): Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường

Xếp hạng theo mô hình CAMELS

Mô hình CAMELS phân tích dựa trên các chỉ số kinh tế của báo cáo tài chính, việc đánh giá xếp hạng được phân bổ theo bậc từ hạng 1 (tốt nhất) đến hạng 5 (kém nhất).

Việc xếp hạng ngân hàng theo mô hình CAMELS sẽ được tính dựa trên trung bình tổng thứ hạng của các yếu tố có trong mô hình. Tuy nhiên Tesfatsion Sahlu Desta (2016) cho rằng yếu tố Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nên được loại bỏ vì

nguồn thông tin mang lại không đủ tin cậy để có thể đo lường một cách chính xác. Điều này chứng minh qua việc các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới như Dang Uyen (2011), Sarker (2006) nghiên cứu đánh giá, xếp hạng ngân hàng theo mô hình CAMEL đều loại bỏ yếu tố S. Tất cả các nghiên cứu này đều áp dụng chung một mức xếp hạng do Tổ chức Bảo đảm quốc tế Hoa Kỳ (viết tắt là AIA) đề ra như sau:

Bảng 1.1. Xếp hạng theo mô hình CAMEL Hạng Mức

trung bình

Đánh giá Gỉai thích

1 1,0-1,4 Mạnh Ngân hàng hoạt động ổn định, không cần sự giám sát

2 1,6-2,4 Đạt yêu cầu Ngân hàng có một số điểm yếu nhưng vẫn có thể khắc phục được

3 2,6-3,4 Khá tốt Ngân hàng đang có những điểm yếu khá trầm trọng, cần nhiều sự giám sát hơn

4 3,6-4,4 Có nguy cơ thất bại

Ngân hàng có nhiều điểm yếu kém trầm trọng, có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động trong tương lai, khiến cho ngân hàng không thể tồn tại

5 4,6-5,0 Không đạt Ngân hàng có nguy cơ phá sản cao trong tương yêu cầu lai và được nằm dưới sự giám sát chặt chẽ (nguy cơ

thất bại cao)

(Nguồn: AIA(1996))

Bảng 1.1. được giải thích cụ thể như sau:

Hạng 1: NHTM hoạt động cao hơn mức trung bình, có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, hoạt động có hiệu quả, ngân hàng có khả năng

đối phó tốt với những biến đổi về kinh tế nên các ngân hàng này không cần có sự giám sát.

Hạng 2: NHTM hoạt động ở mức độ trung bình và vừa đủ đạt mức an toàn, bên cạnh đó vẫn có một số mặt yếu nhưng vẫn khắc phục được.

Hạng 3: NHTM hoạt động thấp hơn mức trung bình không nhiều. Những ngân hàng này sẽ có những khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh ở mức độ tương đối nguy hiểm, các ngân hàng không tuân thủ những quy định của pháp luật cũng sẽ nằm trong nhóm này và các ngân hàng này sẽ được sự giám sát chặt chẽ hơn mức bình thường của thanh tra.

Hạng 4: NHTM hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần được giám sát chặt chẽ. Các ngân hàng thuộc nhóm này sẽ có những yếu kém nghiêm trọng về tài chính và có khả năng không giải quyết được. Những yếu kém này có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương lai.

Hạng 5: NHTM hoạt động yếu kém, không quản lý tốt các rủi ro, nguy cơ mất năng lực hoạt động cao, cần được giám sát ngay lập tức. Những điểm yếu kém của ngân hàng sẽ ở mức báo động, ngân hàng cần sự hỗ trợ kịp thời về vốn từ các nhà cổ đông. Ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay thậm chí là phá sản nếu không có phương án giải quyết kịp thời.

1.2.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đó

Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn nghiên cứu về ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Mỗi bài nghiên cứu đều có những quan điểm khác nhau và đều mang những giá trị thực tiễn nhất định giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài nghiên cứu này.

Nghiên cứu của Hồ Thị Như Thủy (2013) nghiên cứu về HĐKD của ngân hàng Á Châu trong giai đoạn 2008-2012 theo mô hình CAMEL bằng phương pháp nghiên cứu thu thập và xử lý dữ liệu từ BCTC, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel

để tính toán và xử lý sô liệu các chỉ tiêu tài chính tương ứng với năm yếu tố của mô hình. Sau đó dùng phương pháp thống kê các số liệu tính được để đưa ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Kết quả cho thấy ACB đã thể hiện một vị thế mạnh trên thị trường liên ngân hàng. Khi so sánh với những ngân hàng khác ACB có cả năng lực tài chính và phi tài chính cộng với khả năng quản trị doanh nghiệp cao. Tình hình tài chính lành mạnh, chất lượng tài sản cao không chịu rủi ro về thanh khoản. Tuy nhiên, khả năng sinh lời đang mất đi tính hấp dẫn khi chỉ 2 chỉ số ROA, ROE đều giảm.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Trong phương pháp định tính, tác giả tiến hành tổ chức các cuộc khảo sát phỏng vấn những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả khảo sát cho thấy tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong thì nhân tố năng lực quản lý điều hành được nhiều chuyên gia bình chọn là có ảnh hưởng đến HĐKD ngân hàng nhất. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập số liệu và phân tích các chỉ số tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số CAR của ngân hàng luôn đạt mức trên 9%, khả năng thanh khoản luôn được xếp loại tốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân cho vay của ngân hàng luôn cao hơn toàn hệ thống ngân hàng, trong khi tỷ lệ nợ xấu thấp hơn , tỷ lệ nợ xấu lại đang có xu hướng tăng.

Theo nghiên cứu của tác giả Uyen Dang (2011) cho rằng trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng những năm gần đây trên toàn thế giới, CAMEL là một công cụ hữu ích để kiểm tra sự an toàn và lành mạnh của các ngân hàng, và góp phần giúp giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến thất bại của ngân hàng. Nghiên cứu được thực hiện như một trường hợp nghiên cứu của American International Assurance Vietnam (AIA). Mặc dù nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập và số liệu, nhưng đây là một nghiên cứu định tính. CAMEL là hệ thống xếp hạng là một công cụ giám sát hữu ích. Mặt khác, tác giả cho rằng nó có nhược điểm là không

tuân theo Ngân hàng Việt Nam chặt chẽ, bỏ qua sự tương tác với quản lý cấp cao của ngân hàng và xem xét các quy định cũng như trợ cấp cho các tỷ lệ tổn thất cho vay.

Theo nghiên cứu của tác giả Omar Masood và cộng sự (2016) phân tích về hiệu suất của các ngân hàng Hồi giáo hoạt động tại Pakistan theo kết quả tài chính của họ trong năm 2015, mô hình xếp hạng CAMELS được áp dụng trong nghiên cứu này. Mô hình này dựa trên các tỷ lệ tài chính nhất định được trích từ các giá trị trong báo cáo tài chính của các ngân hàng. Các tác giả tiến hành nghiên cứu dưới cái ô của mô hình định lượng. Các tác giả nhận thấy rằng 2 trong số các ngân hàng Hồi giáo đang cho thấy kết quả khả quan, trong khi những ngân hàng khác có vị thế công bằng. Cần phải phát triển thị trường tài chính cho hoạt động ngân quỹ cho các ngân hàng này. Kết quả giúp phát triển chiến lược tăng trưởng cho các ngân hàng Hồi giáo ở Pakistan, cũng như chúng có thể hữu ích để tạo ra một ảnh chụp nhanh cho các nhà quản lý để phát triển chiến lược tăng trưởng cho dòng ngân hàng này.

Nghiên cứu của Siti Nurain Muhmad và cộng sự (2015) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của 35 ngân hàng bao gồm ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Malaysia theo mô hình CAMEL trong giai đoạn 2008-2012. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các chỉ số tài chính thu thập từ các BCTC hàng năm của các ngân hàng tại Malaysia. Để kiểm tra ảnh hưởng của các biến CAMEL đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Malaysia, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng đó chính là mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản và khả năng thanh khoản và khả năng quản lý được xem là không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của ngân hàng, Ngoài ra tác giả cũng đề xuất các ngân hàng tại Malaysia nên cải thiện chi phí lãi vay để nâng cao năng lực quản lý.

Nghiên cứu của Kumarsomaling B. Balikai và cộng sự (2019) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của sáu ngân hàng tại Ấn Độ trong giai đoạn 10 năm (2008- 2018) bằng mô hình CAMEL để tìm ra ngân hàng có hoạt động tốt nhất. Dữ liệu

thứ cấp sẽ được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thu thập từ các báo cáo hàng năm của ngân hàng, trên website, tạp chí hay bản tin của ngân hàng. Nghiên cứu này sẽ loại bỏ yếu tố Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường do không có đầy đủ dữ liệu về yếu tố này. Tác giả sử dụng các công cụ thống kê như Arithmetic(AM), F-test và One way ANOVA để tính toán và xếp hạng cho từng ngân hàng.

1.2.1.3. Tình hình áp dụng CAMELS tại Việt Nam

Phương pháp xếp loại theo mô hình CAMELS đã được NHNN áp dụng trong “Quy đinh xếp loại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ban hành kèm theo Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018.

Điểm giống nhau: hệ thống tiêu chí được sử dụng để đánh giá xếp hạng các

tổ chức tín dụng theo mô hình CAMELS và thông tư số 52/2018/TT-NHNN đều bao gồm 6 yếu tố: vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.

Trong đó: theo TT 52/2018/TT-NHNN, sáu yếu tố này được chia theo trọng số bao gồm: vốn (trọng số 20%), chất lượng tài sản (trọng số 30%), quản trị điều hành (trọng số 10%), kết quả hoạt động kinh doanh (trọng số 20%), khả năng thanh khoản (15%), mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (5%).

Điểm khác nhau:

Theo mô hình CAMELS: các TCTD được xếp hạng từ hạng 1( tốt nhất) đến hạng 5 (kém nhất), xếp hạng chung cho cả TCTD sẽ được tính bằng cách lấy trung bình cộng mức xếp hạng của từng yếu tố có trong mô hình. Việc phân loại, đánh giá sẽ được áp dụng như Bảng 1.1. Kết quả xếp hạng TCTD sẽ chỉ được thông báo cho hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp cao nhất của TCTD. Tuy nhiên theo mô hình CAMELS được áp dụng tại Mỹ thì Quốc Hội nước này có thể tiếp cận được kết quả xếp hạng TCTD như thông qua các báo cáo của cơ quan chức năng để nắm được tình hình sức khỏe của ngành tài chính.

Theo thông tư số 52/2018/TT-NHNN: TCTD được xếp vào một trong các hạng sau: tốt (A) nếu có tổng điểm xếp hạng lớn hơn hoặc bằng 4,5, khá (B) nếu có

tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 4,5 và lớn hơn hoặc bằng 3,5, trung bình (C) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 3,5 và lớn hơn hoặc bằng 2,5, yếu (D) nếu tổng điểm nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5, yếu kém (E) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5. Kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi, chỉ được thông báo cho TCTD và NHNN chi nhánh tỉnh và thành phố, thậm chí ngân hàng không được cung cấp kết quả cho bên thứ 3 bao gồm cả ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc lưu trữ và sử dụng kết quả xếp hạng phải theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng.

Nhận xét: NHNN Việt Nam đã đưa ra Thông tư số 52/2018/TT-NHNN dựa

trên việc tiếp thu những ý tưởng từ bộ nguyên tắc của mô hình CAMELS để đưa ra một khung đánh giá chung cho ngành ngân hàng Việt Nam. Chính vì thế chúng ta có thể thấy mô hình CAMELS và Thông tư số 52/2018/TT-NHNN có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung cả hai đều giúp khảo sát, đánh giá, theo dõi các thay đổi trong điều kiện tài chính dễ gặp nhiều rủi ro nhằm đưa ra những cảnh báo kịp thời, cải thiện tình hình sức khỏe của các TCTD hoạt động yếu kém, góp phần duy trì ổn định hệ thống. Tuy nhiên điểm khác biệt rõ ràng nhất khiến cho mô hình CAMELS có phần nổi trội về tính hiệu quả hơn hẳn đó chính là kết quả đánh giá ở mô hình CAMELS là một số trung bình cộng của tất cả các yếu tố, trong khi kết quả của Thông tư 52 sẽ là tổng của các yếu tố này.

Tại Việt Nam, tiến hành áp dụng mô hình CAMELS sẽ gặp một số vấn đề khó khăn. Do yêu cầu về tính chuẩn xác và kịp thời của mô hình nên vai trò của các báo các tài chính là rất quan trọng. Tuy nhiên, để có được một báo cáo tài chính có đầy đủ thông tin mang tính minh bạch là việc không đơn giản, vì hiện nay có một số tổ chức đã cố ý gian lận trong việc báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích trục lợi. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát của NHNN vẫn còn nhiều bất cập và hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các NHTM tại Việt Nam hiện nay đang cần một hệ thống có thể kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn một cách toàn diện.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng theo mô hình CAMELS1.2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn 1.2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn

Một ngân hàng được xem là an toàn về vốn khi ngân hàng đó có đủ khả năng để bù đắp những tổn thất xảy ra, luôn tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý đặt ra nhằm bảo vệ người gửi tiền, chủ nợ cũng như ổn định toàn bộ hệ thống ngân hàng và yếu tố vốn tự có chính là căn cứ cơ bản để chúng ta có thể tính toán, xem xét.

Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Theo Thông tư số 02/VBHN-NHN ngày 10 tháng 1 năm 2018 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9%.

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạ

n và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w