Mức độ phù hợp trong hoạt động của Vietcombank so với quy mô,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 66)

chiến lƣợc và quy định của pháp luật

Ngân hàng VCB hiện đang nằm trong nhóm những NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay xét về qui mô hoạt động, tài sản và vốn điều lệ. VCB đã đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt điều chỉnh theo môi trường kinh doanh và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất vào năm 2020.

Vietcombank hiện có hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi

nhánh; 441 phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước; 03 Công ty con ở nước ngoài; 03 Đơn vị sự nghiệp; 04 Công ty liên doanh, liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 16.800 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…Riêng trong năm 2018, VCB đã thành lập 05 Chi nhánh mới, 39 Phòng giao dịch, VCB Lào được khai trương và đi vào hoạt động; được FED phê duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện tại New York (Mỹ); triển khai các công tác thành lập Chi nhánh tại Úc.

Vietcombank đã nghiêm túc thực hiện các chính sách của Chính phủ và NHNN, đồng hành cùng doanh nghiệp vì mục tiêu chung phát triển kinh tế đất nước:

- Trên cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp về tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường công tác quản trị rủi ro, VCB đã và đang nỗ lực thực hiện các biện pháp hỗ trợ, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp.

- Giảm lãi suất cho vay đối với 05 đối tượng ưu tiên theo chỉ đạo tại nghị quyết số 01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/2018 và định hướng điều hành của Thống đốc NHNN, với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp.

- Liên tục triển khai các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai chương trình ưu đãi và cam kết các mức lãi suất cố định 2 năm/3 năm/5 năm giúp doanh nghiệp quản trị chi phí, an tâm sản xuất kinh doanh với mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường.

Ngân hàng cũng triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh, đề án phát triển VCB đến 2020:

- Các Đề án, tiểu đề án, chương trình hành động các Khối tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của VCB trong năm 2018.

- Các chi nhánh thuộc danh sách thực hiện Đề án phát triển chi nhánh đến 2020 cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra: cải thiện thị phần tín dụng và huy động vốn, kiểm soát được chất lượng tín dụng, lợi nhuận gia tăng và phát triển hiệu quả khách hàng mục tiêu.

Kết luận: Trong quản trị ngân hàng, với đội ngũ ban lãnh đạo có thực lực và giàu kinh nghiệm, VCB tự hào là một trong những ngân hàng có năng lực quản trị có chất lượng và bản thân ngân hàng đã đạt được nhiều uy tín trên thị trường. Với một cơ cấu quản trị hợp lý được phân cấp và tương tác chặt chẽ giữa quản lý và kiểm tra, giữa kinh doanh và đảm bảo an toàn, VCB đã thể hiện được một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

Xếp hạng: hạng 1

2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời 2.2.4.1. Phân tích ROA

ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của HĐQT ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của VCB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016

(%) 2018/2017 (%) 1. Lợi nhuận ròng 6.895 9.110 14.622 32,12 60,5 2. Tổng tài sản 787.906 1.035.293 1.074.026 31,40 3,74 3. ROA (1/2) 0,88 0,88 1,36 0,55 54,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản của VCB trong giai đoạn 2016-2018 đều đạt giá trị dương khẳng định rằng tài sản của VCB có khả năng tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ ROA của ngân hàng còn chưa cao, cụ thể trong hai năm 2016 và 2017 ROA đạt giá trị 0,88%. Chỉ đến năm 2018 tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản mới có sự gia tăng khá cao và đạt giá trị 1,36%. Như vậy, VCB cần tiếp tục điều chỉnh chính sách hoạt động của mình để có thể duy trì và phát triển khả năng sinh lời từ tài sản của mình.

2.2.4.2. Phân tích ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc chuyển vốn chủ sở hữu thành thu nhập của ngân hàng. Tỷ suất ROE của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.13. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016

(%) 2018/2017 (%) 1. Lợi nhuận ròng 6.895 9.110 14.622 32,12 60,5 2. Vốn chủ sở hữu 48.101 52.557 62.557 9,26 19,03 3. ROE (1/2) 14,33 17,33 23,37 20,92 34,85

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

So với tỷ số ROA thì ROE của ngân hàng VCB có giá trị khá cao và liên tục tăng trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2016 ROE của ngân hàng là 14,33% thì đến năm 2018 đã tăng lên 23,37%. Nguyên nhân chính do VCB đã khá thành công trong việc quản lý biên sinh lợi từ lãi, lãi suất cho vay và huy động được điều hành linh hoạt, bám sát thị trường nhưng vẫn giữ được biên sinh lời khá cao. Điều này thể hiện ở lợi nhuận ròng tăng với tốc độ rất cao là 32,12% trong năm 2017 và 60,5% trong năm 2018 nhưng vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ tương ứng 9,26% và 19,03%. ROE tăng cho thấy sự tăng lên trong khả năng sinh lời từ một đồng VCSH, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của cổ đông, từ đó làm cho cổ phiếu trên thị trường của VCB hấp dẫn hơn.

2.2.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

3 2,95 2,9 2,85 2,8 2,75 2,7 2,65 2,6 2,55 2,5 2,45 2,94 2,63 2,66

Năm 2016Năm 2017Năm 2018

sản có sinh lời bình quân. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho vay cầm cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. Chỉ số NIM của VCB có xu hướng tăng lên như hình sau:

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2018)

Hình 2.5. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM của VCB giai đoạn 2016-2018

Mặc dù phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất để tìm kiếm khách hàng nhưng, thu nhập từ lãi của VCB vẫn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2016 chỉ số NIM của ngân hàng mới đạt 2,63% thì đến năm 2018 đã tăng lên 2,94% đã cho thấy khả năng quản lý tốt tài sản Nợ - Có của ngân hàng.

2.2.4.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng (N-NIM)

Bảng 2.14. Tỷ lệ N-NIM của VCB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

1. Thu nhập ngoài lãi 6.352 7.469 10.870 17,59 45,53 2. Tổng tài sản BQ 731.150 911.600 1.054.660 24,68 15,69 3. Tỷ lệ N-NIM (1/2) 0,869 0,819 1,031 -5,69 25,79

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần N-NIM của VCB có xu hướng biến động không đều. Cụ thể năm 2016 tỷ lệ N-NIM của ngân hàng là 0,869% thì đến năm 2017 đã giảm xuống 0,819%. Năm 2018 tỷ lệ này tăng 25,79% và đạt giá trị 1,031%. Điều này cho thấy hiệu quả của các hoạt động phụ khác của ngân hàng cũng chưa thực sự được hiệu quả, nguyên nhân là do thu nhập ngoài lãi thuần tăng chậm hơn so với tổng tài sản bình quân của ngân hàng. Như vậy, để hướng tới mô hình hoàn thiện, toàn diện và hiện đại, ngân hàng cần chú trọng hơn tới các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm, thay vì quá chú tâm tới mảng hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần có những chiến lược hoạt động để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn nữa.

2.2.4.5. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí

với thu nhập của ngân hàng đó. CIR được tính bằng cách lấy chi phí hoạt động chia cho thu nhập. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư một cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả.

Bảng 2.15. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của VCB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) 1. Thu nhập hoạt động 24.879 29.406 39.278 18,20 33,57 2. Chi phí hoạt động 9.950 11.866 13.611 19,26 14,71 3. CIR (2/1) 39,99 40,35 34,65 0,90 -14,12

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Qua bảng 2.15. có thể thấy, CIR của ngân hàng VCB có xu hướng biến động không đều trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể năm 2017 CIR tăng 0,9% so với năm 2016 và đạt giá trị 40,35% nhưng đến năm 2018 tỷ lệ này đã giảm xuống 34,65% cho thấy chi phí hoạt động của ngân hàng đã giảm nhiều so với thu nhập từ hoạt động của ngân hàng thể hiện ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2018. Kết luận: có thể thấy, khả năng sinh lời của VCB trong giai đoạn 2016-2018 có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên ROA trong năm 2017 không có sự thay đổi so với năm 2016. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng đã giảm cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang được nâng cao lên.

Xếp hạng: hạng 2

2.2.5. Phân tích khả năng thanh khoản

2.2.5.1. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản bình quân

Tài sản có tính thanh khoản cao được xác định theo quy định pháp lật về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này tại Ngân hàng VCB

được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.16. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản bình quân của VCB giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) 1. Tài sản có tính thanh khoản cao 183.382 347.191 276.794 89,33 -20,28 2. Tổng tài sản bình quân 731.150 911.599 1.054.659 24,68 15,69 3. Tỷ lệ TS có tính thanh khoản cao so với

TTSBQ (1/2)

25,1 38,1 26,2 51,85 -31,09

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Trong giai đoạn 2016-2018, tài sản có tính thanh khoản cao có sự biến động không đều. Cụ thể năm 2017 tài sản có tính thanh khoản cao tăng mạnh với tốc độ tăng là 89,33% nhưng đến năm 2018 tài sản có tính thanh khoản cao lại giảm 20,28% so với năm 2017. Trong khi đó tổng tài sản bình quân của ngân hàng lại tăng liên tục trong cả giai đoạn nên tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao so với tổng tài sản bình quân cũng có sự biến động không đều.

2.2.5.2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2016/TT-NHNN và Khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2016/TT- NHNN thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Ngân hàng thương mại tối thiểu phải đạt 10%. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VCB được thể hiện qua hình sau:

40 35 30 25 20 15 10 5 0 32,8 35,9 24,1

Năm 2016Năm 2017Năm 2018

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2018)

Hình 2.6. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VCB giai đoạn 2016-2018

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VCB đã tăng từ 32,8% năm 2016 lên 35,9% vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2018 tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống 24,1%. Tỷ lệ này thấp thường tạo ra khả năng sinh lời tốt, tuy nhiên, nếu thấp quá thì có thể dẫn đến khó khăn khi xảy ra khủng hoảng. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VCB luôn đảm bảo cao hơn so với yêu cầu của NHNN.

2.2.5.3. Hệ số đảm bảo tiền gửi

Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản tiền rút ra không được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của mình mà không phải sử dụng đến nguồn lực từ bên ngoài. Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này ở mức tham khảo tối ưu là 30-45%. Nếu hệ số này ở mức dưới 30% hay trên 45% đều không tốt vì nếu hệ số này quá thấp thì có thể dẫn đến khả năng mất đáp ứng của ngân hàng với các khoản rút tiền không dự báo trước của khách hàng, còn nếu hệ số này quá cao thì chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả hết nguồn vốn từ tiền

gửi nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của mình.

Bảng 2.17. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của VCB giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)

1.Tài sản thanh khoản 183.382 347.191 276.794 89,33 -20,28 2.Tiền gửi khách hàng 590.451 708.519 801.929 20,00 13,18 3.Hệ số đảm bảo tiền

gửi (1/2) 31,06 49,00 34,52 57,78 -29,56

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)

Trong giai đoạn 2016-2018 hệ số đảm bảo tiền gửi của VCB chỉ có 1 năm không nằm trong tiêu chuẩn là năm 2017 với giá trị 49% do tài sản thanh khoản cao trong năm tăng mạnh đến 89,33%. Trong 2 năm 2016 và 2018 hệ số này đạt 31,06% và 34,52% cho thấy ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ tiền gửi mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng với các khoản rút tiền không báo trước của khách hàng.

2.2.5.4. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM cổ phần phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi với tỷ lệ 80%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR của VCB được thể hiện qua hình sau:

7877,68 77,5 77 76,5 76 76,71 76,74

Năm 2016Năm 2017Năm 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2018)

Hình 2.7. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động vốn của VCB giai đoạn 2016-2018

Qua bảng số liệu thấy được ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam duy trì tỷ lệ LDR quanh con số 76-77%, thực hiện tốt theo thông tư của NHNN. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã phụ thuộc khá nhiều vào tiền gửi trong việc tăng trưởng dư nợ nên tỷ lệ LDR là khá cao.

Kết luận: Có thể thấy tình hình thanh khoản của VCB được đảm bảo khá tốt qua các năm khi mà các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản đáp ứng được các tiêu chuẩn tuy nhiên ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi khách hàng và hệ số đảm bảo tiền gửi đã có thời gian không đáp ứng tiêu chuẩn.

Xếp hạng: hạng 2

2.2.6. Phân tích độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w