Giảm tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 89 - 91)

Mặc dù Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm nhưng công tác duy trì nhằm đảm bảo không cho tỷ lệ này phát triển là một điều cần thiết không chỉ đối với riêng Vietcombank mà các NHTM khác trong nước cũng đều quan tâm đến vấn đề này. Trước hết ngân hàng cần phải tập trung cải thiện chất lượng cho vay của mình vì đây là một khoản mục quan trọng mang đến lợi nhuận cao cho ngân hàng:

-Ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế, cụ thể là Basel III: Hoàn thiện các cải cách sau khủng hoảng, thông qua việc cải cách một số tiêu chuẩn để thực hiện tính vốn cho rủi ro hoạt động có hiệu lực từ 01/01/2022.

- Nhân viên tín dụng cần nắm bắt thông tin về khách hàng một cách chính xác, sàng lọc, lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện trước khi cho vay, thận trọng trong việc đánh giá năng lực quản lý, thực trạng tài chính hay nguồn trả nợ của khách hàng để có cái nhìn khách quan hơn về khách hàng vay.

trình độ cho cán bộ ngân hàng nhanh chóng nhận ra sự thay đổi của khách hàng… Điều này sẽ giúp cho quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện hiệu quả, chặt chẽ hơn hay nói cách khác, nợ xấu phát sinh từ đây sẽ được đẩy lùi và hạn chế tối đa.

Ngoài ra đối với khối nợ xấu cũ, ngân hàng cần: - Xử lý từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

-Chủ động phối hợp với khách hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, hỗ trợ khách hàng kéo dãn thời gian trả nợ khi mà khách hàng có tiềm lực về tài chính, cũng như khả năng, triển vọng kinh doanh hiệu quả.

- Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản cho vay mới, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, có điều kiện trả nợ ngân hàng.

Cùng với với việc xử lý nợ xấu cũ cần coi trọng việc hạn chế nợ xấu mới nảy sinh bằng cách:

- Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, xếp hạng tín dụng căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ.

- Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro, tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.

- Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả.

Bên cạnh đó ngân hàng cần chú trọng chất lượng các khoản đầu tư, thực hiện các khoản đầu tư có chiến lược, tránh đầu tư vào các hoạt độngrủi ro nhằm tạo được cơ cấu tài sản chất lượng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w