Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản tiền rút ra không được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của mình mà không phải sử dụng đến nguồn lực từ bên ngoài. Theo thông lệ quốc tế thì hệ số này ở mức tham khảo tối ưu là 30-45%. Nếu hệ số này ở mức dưới 30% hay trên 45% đều không tốt vì nếu hệ số này quá thấp thì có thể dẫn đến khả năng mất đáp ứng của ngân hàng với các khoản rút tiền không dự báo trước của khách hàng, còn nếu hệ số này quá cao thì chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả hết nguồn vốn từ tiền
gửi nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của mình.
Bảng 2.17. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của VCB giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)
1.Tài sản thanh khoản 183.382 347.191 276.794 89,33 -20,28 2.Tiền gửi khách hàng 590.451 708.519 801.929 20,00 13,18 3.Hệ số đảm bảo tiền
gửi (1/2) 31,06 49,00 34,52 57,78 -29,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)
Trong giai đoạn 2016-2018 hệ số đảm bảo tiền gửi của VCB chỉ có 1 năm không nằm trong tiêu chuẩn là năm 2017 với giá trị 49% do tài sản thanh khoản cao trong năm tăng mạnh đến 89,33%. Trong 2 năm 2016 và 2018 hệ số này đạt 31,06% và 34,52% cho thấy ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ tiền gửi mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng với các khoản rút tiền không báo trước của khách hàng.
2.2.5.4. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR
Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM cổ phần phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi với tỷ lệ 80%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi LDR của VCB được thể hiện qua hình sau:
7877,68 77,5 77 76,5 76 76,71 76,74
Năm 2016Năm 2017Năm 2018
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank 2018)
Hình 2.7. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động vốn của VCB giai đoạn 2016-2018
Qua bảng số liệu thấy được ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam duy trì tỷ lệ LDR quanh con số 76-77%, thực hiện tốt theo thông tư của NHNN. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ ngân hàng đã phụ thuộc khá nhiều vào tiền gửi trong việc tăng trưởng dư nợ nên tỷ lệ LDR là khá cao.
Kết luận: Có thể thấy tình hình thanh khoản của VCB được đảm bảo khá tốt qua các năm khi mà các tỷ lệ đảm bảo thanh khoản đáp ứng được các tiêu chuẩn tuy nhiên ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi khách hàng và hệ số đảm bảo tiền gửi đã có thời gian không đáp ứng tiêu chuẩn.
Xếp hạng: hạng 2
2.2.6. Phân tích độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng
Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại khi lãi suất thay đổi, còn nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả nổi. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu tại VCB được thể hiện qua biểu đồ sau:
61 60 59 58 57 56 55 60,23 59,66 56,94
Năm 2016Năm 2017Năm 2018
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)
Hình 2.9. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu của VCB giai đoạn 2016-2018
Qua biểu đồ trên có thể thấy, tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với vốn chủ sở hữu của VCB có xu hướng giảm dần đi trong giai đoạn 2016-2018. Điều này thể hiện ngân hàng đã nhạy cảm hơn với các rủi ro trên thị trường.
Kết luận: Ngân hàng có độ nhạy cảm tương đối với rủi ro của thị trường, ngân hàng đang nghiên cứu tính toán dự báo những biến đổi của thị trường từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp, biến những rủi ro thành cơ hội kiếm lời cho ngân hàng. Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, và giảm thiểu rủi ro hoạt động, Vietcombank cũng tiến hành chuyển giao rủi ro hoạt động thông qua các gói bảo hiểm rủi hoạt động đối với tài sản của ngân hàng.
- Tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật: VCB đã tuân thủ quy định về tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ theo Thông tư số 07/2012/TT-NHNN, theo đó tổng trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không vượt quá 20% vốn tự có của ngân hàng.
- Vietcombank đã tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường:
khách hàng, từng khối ngành; mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc…
Quy trình quản trị RRTT: để quản trị RRTT có hiệu quả, VCB đã tuân thủ các bước cơ bản:
- Nhận diện rủi ro: Nhằm xác định các loại rủi ro và đặc tính của từng loại rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt.
- Đo lường rủi ro: Nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến thu nhập/vốn của ngân hàng. Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro. Nếu như ngân hàng không đo lường được rủi ro thì cũng sẽ không thể kiểm soát được nó.
- Kiểm soát rủi ro: ngân hàng xác định hạn mức cho từng loại rủi ro. Đây chính là quá trình kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo rủi ro của ngân hàng luôn nằm trong các giới hạn đã được phê duyệt.
- Loại bỏ rủi ro: Quá trình ngân hàng dùng các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn không cho rủi ro đó lặp lại.
Khác với rủi ro tín dụng hay rủi ro tác nghiệp, ngân hàng không thể tác động hay loại bỏ được RRTT mà chỉ có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để giảm thiểu tác động của nó đến kết quả hoạt động của ngân hàng.
Xác định nhiệm vụ chuyển đổi, nâng cao năng lực quản trị rủi ro hướng tới các thông lệ, chuẩn mực quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, Vietcombank đã sớm ưu tiên triển khai Hiệp ước vốn Basel II từ những năm 2012. Đến năm 2014, Vietcombank đã chủ động đề xuất và được NHNN lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II tại Việt Nam. Trải qua quá trình triển khai bài bản và thận trọng cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn hàng đầu và uy tín trên thế giới, vào ngày 28/11/2018, Vietcombank chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận áp dụng Thông tư 41 về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II sớm 01 năm so với thời hạn hiệu lực. Với sự kiện này, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên
đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam.
Được xác định là một trong các rủi ro trọng yếu của Ngân hàng, rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu trên Sổ kinh doanh và rủi ro ngoại hối, rủi ro giá hàng hóa trên Sổ kinh doanh và Sổ ngân hàng. Khung quản lý rủi ro thị trường của VCB là sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu tổ chức, các chính sách, quy trình, mô hình, hạn mức và báo cáo rủi ro thị trường, được xây dựng theo các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới. Việc quản lý rủi ro thị trường được thực hiện chi tiết đến từng đơn vị kinh doanh, nghiệp vụ trên cơ sở xác định từng hồ sơ rủi ro nói riêng và khẩu vị rủi ro của VCB nói chung.
Năm 2018, VCB tiếp tục hoàn thiện khung quản lý rủi ro thị trường thông qua các sáng kiến về chính sách quy trình và mô hình, qua đó tuân thủ sớm các quy định của NHNN như Thông tư 13 – về hệ thống kiểm soát nội bộ, Thông tư 41 – về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và các thông lệ quốc tế.
Như đã nêu ở mục 1.2.1.1. , vì chất lượng thông tin về độ nhạy cảm với rủi ro thị trường ở ngân hàng không được đánh giá cao, nên tác giả sẽ không xếp hạng yếu tố này.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Xếp hạng ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam theo mô hình CAMELS
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 2.10. Sơ đồ đánh giá ngân hàng Vietcombank theo mô hình CAMEL
Nhìn chung ngân hàng VCB có mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản và khả năng quản lý được đánh giá khá tốt và được xếp thứ hạng cao nhất chứng tỏ ba chỉ tiêu này của VCB đang nằm trong mức an toàn, ngân hàng có thể kiểm soát tốt những rủi ro có thể xảy ra mà không cần đến sự giám sát của thanh tra giám sát. Trong đó các chỉ tiêu kinh tế thể hiện mức độ an toàn vốn của ngân hàng luôn ở trên mức trung bình theo quy định của NHNN và liên tục tăng qua các năm. Quy mô tài sản, cho vay khách hàng tăng liên tục trong khi tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng giảm, các năm tỷ lệ nợ xấu đều dưới mức 1% cho thấy khả năng xử lý nợ xấu tốt của ngân hàng. Về mặt quản lý, VCB luôn đảm bảo cơ cấu quản lý chặt chẽ và hiệu quả góp phần tạo nên sự uy tín của ngân hàng trên thị trường. Các yếu tố như khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản được đánh giá ở mức thấp hơn đó là hạng 2. Tuy nhiên ở thứ hạng này ngân hàng cũng được xem là nằm trong mức an
toàn, chưa đáng để báo động và chưa cần đến sự giám sát của thanh tra. Đáng chú ý nhất trong nhóm này chính là tỷ lệ ROA của VCB trong các năm 2016 và 2017 chưa cao và chỉ tăng vào năm 2018, chứng tỏ VCB cần chú trọng vào việc phát triển khả năng sinh lời từ tài sản của mình. Về mặt thanh khoản chỉ có năm 2017, VCB có hệ số đảm bảo tiền gửi vượt mức tiêu chuẩn với 49% tuy nhiên đến năm 2018 vẫn trở về mức bình thường và nằm trong khoản quy định từ 30%-45%. Tóm lại, tình hình hoạt động của VCB trong giai đoạn 2016-2018 diễn biến khá tốt, ngân hàng có thể tự kiểm soát tốt các rủi ro bởi vì các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS của VCB đều ở mức an toàn, chưa đáng báo động.
Bảng 2.18. Xếp hạng tổng hợp của Vietcombank theo mô hình CAMEL Xếp hạng
Mức độ an toàn vốn 1
Chất lượng tài sản 1
Khả năng quản lý 1
Khả năng sinh lời 2
Khả năng thanh khoản 2
Trung bình 1.4
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết quả ở trên cho thấy ngân hàng Vietcombank đạt mức xếp hạng trung bình là 1,4. Vì vậy sau khi đánh giá, phân tích HĐKD, với kết quả đạt được so với bảng đánh giá xếp hạng của AIA, ngân hàng Vietcombank được đánh giá xếp hạng 1 trong tổng số 5 hạng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng ngân hàng đang hoạt động ổn định, có hiệu quả, các chỉ tiêu đều đạt kết quả tốt, vượt trội so với mức trung bình và có xu hướng phát triển tích cực qua các năm.
2.3.2. Những thành tựu đạt đƣợc
-Về vốn: Vietcombank có mức tăng trưởng mạnh về quy mô VCSH, đặc biệt
trong năm 2018 đạt 62.179 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 18,3%) so với năm 2017 (lợi nhuận chưa phân phối đạt 16.139 tỷ đồng trong khi năm 2017 chỉ đạt
8.715 tỷ đồng).
-Về chất lượng tài sản: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản ngân hàng là khá nhanh, thể hiện khả năng mở rộng quy mô hoạt động và tận dụng tốt các nguồn vốn để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức chuẩn theo quy định của NHNN. Đáng chú ý là tỉ lệ nợ xấu của VCB luôn duy trì ở mức thấp dưới 2% trong giai đoạn 2016-2018 cho thấy khả năng quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tốt, điều này sẽ đóng góp rất lớn vào thu nhập của ngân hàng. Năm 2018 là năm đầu tiên VCB đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% kể từ khi cổ phần hóa. Dư nợ xấu cho vay khách hàng ở mức 6.223 tỷ đồng, tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,97% tổng dư nợ.
-Về khả năng quản lý: Xây dựng và ban hành các quy định, quy chế nội bộ quan trọng về Quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của VCB, quy trình tín dụng bán buôn, cơ chế thẩm quyền ưu đãi phí đối với khách hàng bán buôn, Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản...Hoàn thiện các quy chế nội bộ như Quy chế luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và nghỉ bắt buộc đối với cán bộ VCB, Quy chế tổ chức và hoạt động của Khối Quản trị và phát triển nguồn nhân lực VCB…Năm 2018, Vietcombank cũng đi đầu về quản trị rủi ro khi là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đầu tiên được áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, đã được NHNN trao quyết định vào cuối tháng 11.
-Về khả năng sinh lời: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập giảm vào năm 2018 cho thấy ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn, các chỉ tiêu như ROA, ROE luôn đạt ở mức cao, trong phạm vi giới hạn cho phép, đặc biệt là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.
-Về khả năng thanh khoản: Ngân hàng Vietcombank đã tuân thủ những quy định của pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.
ngoại tệ theo quy định của pháp luật và các quy định về quản lý rủi ro thị trường.
2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.3.1. Những hạn chế
- Quy mô VCSH chưa tăng kịp với tốc độ tăng tổng tài sản. Điều này sẽ gây khó khăn khi với nguồn vốn tăng chậm có thể hạn chế việc VCB đẩy mạnh các HĐKD của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành.
- Hệ số ROA chưa có sự gia tăng rõ ràng trong giai đoạn này, có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo thu nhập của ngân hàng.
- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được duy trì ở mức thấp và giảm dần trong giai đoạn này nhưng giá trị các khoản nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh trong năm 2018.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi khách hàng đã có năm vượt mức quy định của NHNN, có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
-Cơ cấu huy động vốn chưa hợp lý, hình thức huy động vốn còn hạn chế, chủ yếu dưới dạng tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn,...Nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung nhiều vào tiền gửi có kì hạn, nguồn vốn không kì hạn chiếm tỷ trọng thấp, dẫn đến chi phí huy động vốn cao.
-Kiểm soát nội bộ chưa có những kiến nghị, tư vấn mang tính sâu sắc về chuyên môn và thực tế. Các hoạt động kiểm soát chỉ dừng lại ở mức kiểm tra tính tuân thủ thủ tục quy trình về nghiệp vụ và quả lý rủi ro, đồng thời chưa đưa các biện pháp cấp thiết góp phần giúp Vietcombank hoạt động hiệu quả hơn.
2.3.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Môi trường pháp lý của ngân hàng thế giới và Việt Nam đang có nhiều thay đổi theo khuynh hướng kiểm soát chặt chẽ hơn với hệ thống ngân hàng. Việc tuân thủ áp dụng chuẩn mực Basel II đã góp phần làm tăng chi phí hoạt động cho ngân