Duy trì mức chi phí thấp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 91)

Trong thời gian qua, có thể nói Vietcombank đã thực hiện khá tốt trong việc luôn duy trì một mức chi phí thấp, điều này chứng tỏ qua tỷ lệ chi phí trên lợi nhuận của VCB đã giảm trong năm 2018. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng trong thời buổi các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả và cần tiếp tục phát huy hơn nữa. Vì vậy ngoài chi phí huy động vốn ra, ngân hàng nên chú trọng cắt giảm bớt các chi phí bên ngoài như chi phí điện, thuê mặt bằng,...Ngoài ra việc xem xét đánh giá lại năng lực nhân viên để có thể áp dụng một mức lương hợp lý cho từng người cũng là một cách không những giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí mà còn đánh giá đúng năng lực, công suất làm việc mà mỗi nhân viên mang lại cho ngân hàng.

3.2.6. Tăng cƣờng khả năng thanh khoản

Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý rủi ro thanh khoản, do đó để hoàn thiện bộ máy quản lý thanh khoản hơn nữa ngân hàng nên xây dựng, cập nhật chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với các quy định mới của NHNN và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro thanh khoản quốc tế. Rà soát các chính sách, thực hiện áp dụng các chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động kinh doanh và xây dựng lộ trình đáp ứng tiêu chuẩn chung của khu vực.

Ngoài ra ngân hàng nên đầu tư hệ thống thông tin quản lý, vì đây là một yếu tố then chốt hỗ trợ việc đưa ra cácquyết định về quản lý thanh khoản một cách chính xác, có hiệu quả. Trong quá trình hiện đại hóa công nghệ thông tin VCB cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đầy đủ đề nhận dạng, do lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Hệ thống thông tin quản lý phải tính toán được các trạng thái thanh khoản của tất cả các đồng tiền chính mà ngân hàng có giao dịch, trong đó chủ yếu là VNĐ và USD đảm bảo kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, quy chế và giới hạn đã được thiết lập của ngân hàng đồng thời đưa ra các cảnh báo sớm về những biến động tiêu cực trong luồng tiền ra của ngân hàng.

3.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Mặc dù đề tài đã giải quyết được các vấn đề đặt ra ban đầu nhưng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như:

-Yếu tố “S” Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường chưa được đi sâu vào nghiên cứu trong đề tài. Các nhận xét về yếu tố này còn khá mơ hồ, chưa thực sự đi sát với thực tiễn ngân hàng nên việc đánh giá HĐKD ngân hàng không được hoàn hảo.

-Nguồn dữ liệu để tính toán các chỉ số kinh tế còn hạn hẹp, tất cả đều nằm trong Báo cáo tài chính của ngân hàng.

-Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank có thể chưa được đánh giá một cách đầy đủ và hoàn toàn chính xác do năng lực và kinh nghiệm còn khá non trẻ.

-Việc thu thập số liệu thông qua tổ chức các cuộc khảo sát dành cho các nhân viên đang làm việc tại ngân hàng Vietcombank chưa được thực hiện để có những số liệu thực tế góp phần mang lại tính hiệu quả, thuyết phục cao cho đề tài.

- Các chỉ tiêu phân tích trong đề tài chỉ dừng lại ở việc đánh giá trong phạm vi ngân hàng Vietcombank, thiếu sự liên hệ thực tế, so sánh với các ngân hàng trong nước khác.

3.4. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Sau khi tìm ra những mặt hạn chế của đề tài, tác giả sẽ đề xuất một số ý kiến cho hướng phát triển tiếp theo

-Mở rộng quy mô đánh giá ra thêm nhiều ngân hàng để có các nhìn tổng quát hơn không chỉ một ngân hàng riêng lẻ mà có thể đến toàn ngành.

- Các dữ liệu đáng tin cậy về yếu tố “S” sẽ được thu thập thêm nhằm góp phần đánh giá, xếp hạng trong các nghiên cứu sau này.

- Những cuộc phỏng vấn ngắn với nhân viên ngân hàng được tiến hành để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của ngân hàng.

-Mô hình CAMELS sẽ được kết hợp cùng mô hình FIRST để đánh giá HĐKD ngân hàng bởi vì mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Kết quả phân tích HĐKD ngân hàng sẽ được gia tăng tỷ lệ chính xác hơn khi sử dụng mô hình kết hợp này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung chương 3 đã nêu rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VCB đến hết năm 2020. Trên cơ sở những đánh giá ở chương 2 và quan điểm, mục tiêu ở chương 3, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMELS

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2016-2018, VCB đã thể hiện vị thế của một ngân hàng TMCP mạnh trên thị trường với những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã chủ động đón đầu những công nghệ mới, những chuyển biến tích cực của nền kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh đoanh đạt kết quả cao.

Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam theo mô hình CAMELS” đã đạt được một số kết quả sau: - Đã hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh của ngân

hàng và mô hình CAMELS.

- Đã phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo mô hình CAMELS.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới.

Như vậy, trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh và khó lường thì trong năm tiếp theo, ngân hàng VCB nên xây dựng, hoàn thiện mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính của mình, cải thiện chất lượng dịch vụ và hướng tới mục tiêu bền vững lâu dài nhằm củng cố và phát huy những giá trị cốt lõi tạo nền tảng phát triển bền vững cho VCB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh

 AIA. (1996). CAMEL approach to bank analysis by AIA. Credit Risk Management, New York.

 Balikai, K. B., & Bannigol, K. R. (2019). CAMEL Rating Approach in Financial Performance Analysis of Nationalised Banks of India. International Journal of Recent Innovations in Academic Research, 3(5), 262-272.

 Dang, U. (2011). The CAMEL rating system in banking supervision. A case study.

 Desta, T. S. (2016). Financial performance of “The best African banks”: A comparative analysis through CAMEL rating. Journal of accounting and

management, 6(1), 1-20.

 Grier, W. A. (2007). Credit analysis of financial institutions. Euromoney Books.

 Masood, O., Ghauri, S. M. K., & Aktan, B. (2016). Predicting Islamic banks performance through CAMELS rating model. Banks and Bank Systems, 11(3), 37-43.

 Muhmad, S. N., & Hashim, H. A. (2015). Using the camel framework in assessing bank performance in Malaysia. International Journal of Economics, Management and Accounting, 23(1).

 Sarker, A. (2005). CAMELS rating system in the context of Islamic banking: A proposed „S‟for Shariah framework. Journal of Islamic Economics and

Finance, 1(1), 78-84.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

 Hồ Thị Như Thủy 2013, Ứng dụng mô hình CAMEL trong phân tích hoạt

động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Trường Đại học Kinh tế

 Nguyễn Đăng Dờn, “Nghiệp vụ ngân hàng trung ương”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.

 Nguyễn Thị Bích Hạnh 2012, Đánh giá hoạt động của ngân hàng TMCP Quân đội theo mô hình CAMELS, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.  Vũ Thị Hồng, “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng

thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 23 (33) - Tháng 07- 08/2015.

 Website của của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: https://www.sbv.gov.vn

 Website của của ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG THEO MÔ HÌNH CAMELS (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w