Trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động cho vay của Ngân hàng Vietcombank ngày càng có xu hướng tăng dần lên, kết quả hoạt động cho vay được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Dƣ nợ cho vay của Vietcombank giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%)
Phân theo đối tượng
-DN Nhà nước 91.143 83.310 68.153 -8,59 -18,19
-Công ty TNHH 96.800 109.118 128.333 12,73 17,61
-HTX và Công ty tư nhân 7.459 5.250 2.487 -29,62 -52,63
-Cá nhân 116.463 177.778 235.884 52,65 32,68
-Khác 118.290 129.618 158.440 9,58 22,24
Phân theo thời gian
-Nợ ngắn hạn 260.095 303.366 342.212 16,64 12,80
-Nợ trung hạn 53.767 56.529 53.310 5,14 -5,69
-Nợ dài hạn 146.945 183.537 236.343 24,90 28,77
Phân theo chất lượng nợ vay
-Nợ đủ tiêu chuẩn 445.948 532.442 621.862 19,40 16,79
-Nợ cần chú ý 7.923 4.783 3.781 -39,63 -20,95
-Nợ dưới tiêu chuẩn 1.359 684 291 -49,67 -57,46
-Nợ nghi ngờ 1.330 3.584 1.160 169,47 -67,63
-Nợ có khả năng mất vốn 4.247 1.940 4.770 -54,32 145,88
Tổng dƣ nợ 460.808 543.434 631.866 17,93 16,27
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank 2016-2018)
Tổng dư nợ của VCB trong giai đoạn 2016-2018 cũng có xu hướng tăng dần lên do nhu cầu về tiêu dùng cũng như nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế đang dần hồi phục sau khủng hoảng là rất lớn. Cụ thể năm 2016 tổng dư nợ của VCB là 460.808 tỷ đồng; tăng lên 543.434 tỷ đồng vào năm 2017 tới tỷ lệ tăng là 17,93%. Năm 2018 tổng dư nợ của VCB tiêp tục tăng 16,27% và đạt giá trị 631.866 tỷ đồng.
- Phân tích theo đối tượng vay vốn
Về đối tượng vay vốn thì có tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh lên trong giai đoạn 2016-2018 là cá nhân (tăng từ 25,27% năm 2016 tăng lên 37,33% vào năm 2018). Đối tượng vay là các Công ty TNHH năm 2016 có dư nợ là 96.800 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,01% (đứng thứ hai trong các đối tượng vay tại VCB) thì đến năm 2018 dư
nợ tăng lên 128.333 tỷ đồng nhưng tỷ trọng giảm nhẹ xuống 20,31%. - Phân tích theo thời gian vay vốn
Phân theo thời gian vay vốn thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 54-56% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 260.095 tỷ đồng và tăng 16,64% vào năm 2017 và đạt giá trị 303.366 tỷ đồng. Năm 2018 dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng tiếp tục tăng 12,8% và đạt giá trị 342.212 tỷ đồng. Nợ trung hạn chỉ chiếm một tỷ trọng thấp và có sự biến động không đều bởi các khách hàng khi vay thường đáp ứng cho mục đích tiêu dùng (vay trong ngắn hạn) hoặc vay mua sắm nhà cửa, đất đai, kinh doanh (dài hạn) nên lượng vay trung hạn là không lớn. Cụ thể năm 2016 nợ trung hạn năm 2016 là 53.767 tỷ đồng, tăng lên 56.529 tỷ đồng năm 2017 và đến năm 2018 giảm xuống 53.310 tỷ đồng tương ứng mức giảm 5,69% so với năm 2017. Nợ dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giai đoạn 2016-2018 và tốc độ tăng rất cao. Cụ thể năm 2016 dư nợ dài hạn là 146.945 tỷ đồng và đã tăng lên 236.343 tỷ đồng vào năm 2018 tương ứng tỷ lệ tăng là 24,9% và 28,77% trong hai năm 2017 và 2018.
- Phân theo chất lượng nợ vay
Phần lớn dư nợ cho vay của ngân hàng là nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu là khá thấp. Cụ thể năm 2016 VCB có 445.948 tỷ đồng thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; đến năm 2017 nợ đủ tiêu chuẩn tăng lên 532.443 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng là 19,4%. Năm 2018 nợ đủ tiêu chuẩn tiếp tục tăng lên 621.862 tỷ đồng tương ứng đạt tốc độ tăng 16,79%. Nhóm nợ cần chú ý của ngân hàng đã giảm đáng kể từ 7.923 tỷ đồng vào năm 2016 xuống 3.781 tỷ đồng vào năm 2018 (tương ứng tốc độ giảm 39,63% và 20,95% vào hai năm 2017 và 2018).