Khả năng thanh khoản là một chuẩn mực hoạt động quan trọng và là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động của các ngân hàng. Tính thanh khoản của
ngân hàng thương mại được xem như khả năng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu rút tiền gởi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết (Nguyễn Đăng Dờn, 2012). Nhiều ngân hàng mặc dù có chất lượng tài sản Có tốt nhưng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền ra mà ngân hàng không đủ khả năng chi trả, sẽ làm cho ngân hàng mất đi sự uy tín và niềm tin của khách dành cho mình gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Thực tế đã chỉ ra rằng, những ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản là biểu hiện của tình trạng không lành mạnh, ngân hàng đang gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của công chúng, nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống.
Ngân hàng thu lợi nhuận bằng cách huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn, và cho vay hoặc đầu tư các quỹ này trong dài hạn ở mức giá cao hơn, vì vậy rất nguy hiểm cho các ngân hàng nếu không có sự phù hợp trong lãi suất cho vay của họ. Do bản chất kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, các khoản ra vào liên tục nói trên sẽ làm thanh khoản của ngân hàng biến động, và nếu quản lý không tốt, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng phá sản, mặc dù tình hình tài chính trong dài hạn có thể tốt. Sau đây là một số chỉ số phổ biến dùng để đánh giá khả năng thanh khoản của NHTM:
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản - Hệ số đảm bảo tiền gửi
- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi
Tóm lại khả năng thanh khoản đã trở thành thước đo quan trọng về tính hiệu quả, uy tín và mức độ an toàn của mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung vào vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, nếu ngân hàng có thanh khoản tốt thì không những có thể giúp thị trường tài chính ổn định mà nền kinh tế cũng sẽ vận hành tốt (Vũ Thị Hồng, 2015). Nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng trong quá trình hoạt động là phải đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Có nghĩa là, trong trường hợp cần thiết,
ngân hàng hoặc là có thể sử dụng lượng vốn khả dụng có sẵn, hoặc là có khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài với chi phí hợp lý, hoặc là bán các tài sản với mức giá thỏa đáng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
1.2.2.6. Phân tích độ nhạy cảm với rủi ro thị trƣờng
Rủi ro thị trường trong hoạt động ngân hàng là rủi ro gây ra các tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay. Việc đo lường, phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường chính là đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và tỷ giá đến giá trị lợi nhuận hay vốn cổ phần của ngân hàng. Các ngân hàng không thể thay đổi được những yếu tố này mà chỉ có thể dự đoán, tính toán mức độ ảnh hưởng gây ra nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất đến mức thấp nhất đồng thời đề xuất các biện pháp kịp thời.
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường cũng được xem là một tiêu chí quan trọng được NHNN sử dụng để đánh giá, xếp loại ngân hàng được quy định tại Điều 12 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành (có hiệu lực 01/04/2019). Trong đó mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu định lƣợng:
- Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu định tính:
- Tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật; - Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường.
1.2.3. Ƣu, nhƣợc điểm của mô hình CAMELS 1.2.3.1. Ƣu điểm
của các ngân hàng là rất quan trọng do sự hội nhập ngày càng tăng của thị trường tài chính toàn cầu. Mô hình CAMELS là một loại mô hình đã được dùng khá lâu đời tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới do đó mô hình có tính ổn định cao, phản ánh xuất sắc các điều kiện và hiệu suất hoạt động của các ngân hàng qua các năm cũng như làm phong phú thêm việc giám sát trực tiếp và gián tiếp để mang lại đánh giá tốt hơn các điều kiện của ngân hàng. Trong mô hình CAMELS các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các ngân hàng
CAMELS chính là công cụ hiệu quả để đánh giá, xếp hạng các NHTM trong thời kì hội nhập kinh tế hiện nay góp phần làm gia tăng khả năng hoạt động hiệu quả của các ngân hàng. CAMELS là mô hình tổng hợp các yếu tố đo lường sức mạnh và độ an toàn trong hoạt động tài chính của một tổ chức tín dụng. Việc áp dụng mô hình CAMELS vào trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ giúp cho chúng ta tìm kiếm ra được những ngân hàng nào đang hoạt động còn yếu kém. Mô hình CAMELS bao gồm nhiều chỉ tiêu phân tích có tầm quan trọng do đó dựa vào những chỉ tiêu trong mô hình, chúng ta có thể tìm ra được những mặt yếu kém trong tình hình tài chính của ngân hàng, và từ đó tìm biện pháp khắc phục phù hợp.
1.2.3.2. Nhƣợc điểm
Mặc dù có những ưu điểm rất rõ ràng nhưng mô hình CAMELS cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Nhược điểm lớn nhất của mô hình là nặng về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định lượng ngay cả yếu tố năng lực quản lý cũng được lượng hóa khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động thì rủi ro đối với ngân hàng là tất yếu nên nếu hoàn toàn dựa vào phân tích định lượng thì sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.
- Do việc phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thông qua mô hình CAMELS dựa trên những tỷ lệ của nhà nghiên cứu đưa ra và việc phân tích chất lượng chỉ dựa trên những chỉ số đã được định sẵn như vậy sẽ làm cho các đánh giá
mang tính chủ quan của người phân tích.
- Thông tin minh bạch và khả năng cung cấp thông tin là yêu cầu khó đạt được do chỉ dựa trên BCTC, có thể có sự khác nhau, thủ thuật trong việc lựa chọn chế độ kế toán, ngoài ra còn do yêu cầu bí mật thông tin trong hoạt động tài chính ngân hàng từ đó dẫn đến việc đánh giá, phân tích đưa ra kết quả không chính xác, không phản ánh đúng bản chất thực tế của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã đưa ra những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm khái niệm, mục đích, ý nghĩa và nội dung phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng thời đưa ra những nội dung cơ bản về mô hình CAMELS như sự hình thành, phát triển của mô hình, nội dung của từng yếu tố trong mô hình.
Những lý thuyết cơ bản này sẽ được dùng làm cơ sở để phân tích cho các chương sau, từ đó đánh giá được tình hình hiện tại của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Tìm ra những điểm đạt được và chưa đạt được của ngân hàng để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần cải thiện những yếu tố chưa đạt tiêu chuẩn
giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CAMELS
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư
cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 56 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao… Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
2.1.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của ngân hàng
Tầm nhìn: Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế lớn nhất. Ở giai đoạn tiếp theo (sau năm 2020), Vietcombank định hướng tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam và từng bước nâng cao vị thế trong khu vực.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
nhánh được tổ chức theo cơ cấu bộ máy quản lý như sau:
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Vietcombank 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của ngân hàng, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại học đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn và nhiệm vụ trong thông qua định hướng phát triển của ngân hàng, báo cáo tài chính, phương án phân phối sử dụng lợi nhuận, quyết định tăng giảm vốn điều lệ.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Vietcombank, thực hiện quản lý theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, các quy định của chính phủ về tổ chức và hoạt động của các NHTM, và có quyền hạn và nhiệm vụ trong việc ban hành các chính sách chiến lược phát triển của ngân hàng phù hợp với quy định tại điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong từng thời kỳ. Hội đồng quản
trị gồm có 9 người, nhiệm kỳ 5 năm và có thể được tái bổ nhiệm.
Các Hội đồng/Ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm có Ủy ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro, Ủy ban nhân sự...
Ủy ban quản lý rủi ro do HĐQT thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không được quyền ra các quyết định liên quan tới quản lý rủi ro của ngân hàng. Ủy ban tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…), bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng.
Hội đồng xử lý rủi ro do HĐQT thành lập chịu trách nhiệm xem xét phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng, quyết định xử lý các khoản nợ xấu và các vấn đề liên quan khác.
Ủy ban nhân sự là ủy ban có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của VCB.
- Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát hiện có 3 thành viên, số lượng các thành viên trong ban kiểm soát do HĐQT quyết định.
- Tổng giám đốc và Ban điều hành: Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Ban Tổng giám đốc có Tổng giám đốc và 9 Phó Tổng giám đốc phụ trách các Khối. Các Hội đồng trực thuộc Ban Tổng giám đốc gồm có:
+ Hội đồng quản lý Tài sản có và Tài sản nợ (ALCO): do Tổng giám đốc ra quyết định thành lập, chủ tịch ALCO là Tổng giám đốc. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế
toán hợp nhất và riêng biệt của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; quản lý rủi ro thanh khoản và điều hành lãi suất, tỷ giá hợp lý.
+ Hội đồng tín dụng trung ương và hội đồng tín dụng định chế tài chính: do Tổng giám đốc ra quyết định thành lập, chịu trách nhiệm xem xét phê duyệt GHTD/cấp tín dụng đối với khách hàng không phải là định chế tài chính theo thẩm quyền phân cấp của tổng giám đốc. Xem xét và đề xuất lên HĐQT các khoản vay đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của ngân hàng.
Bộ máy tham mưu, giúp việc tại trụ sở chính gồm 7 khối chức năng gồm: Khối ngân hàng bán buôn, Khối kinh doanh và quản lý vốn, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối quản lý rủi ro, Khối tài chính kế toán, Khối nhân sự và Khối tác nghiệp. Tương ứng với mỗi khối là một phó tổng giám đốc và một Giám đốc khối chịu trách nhiệm phụ trách quản lý.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2016-20182.1.4.1. Tình hình huy động vốn 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2016-2018 có nhiều thuận lợi do nền kinh tế đã ngày càng phát triển, vượt qua giai đoạn khủng hoảng, người dân có tích lũy hơn. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tiền gửi của khách hàng của Vietcombank giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng