Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu

1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu nƣớc ngoài

Nhìn chung, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán và thành quả hoạt động kinh doanh đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều thực hiện ở các nƣớc đã và đang phát triển nhƣng chƣa có bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Vì vậy, qua việc thu thập tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu của Ismail & King (2005) về ảnh hƣởng sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động kinh doanh của DNNVV sẽ là nền tảng cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Vì Malaysia là cũng một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và nền kinh tế có nhiều nét khá tƣơng đồng với nền kinh tế của Việt Nam. Đề tài nghiên cứu này sẽ kiểm nghiệm lại mô hình nghiên cứu của Ismail & King (2005) trong bối cảnh tại Việt Nam, cụ thể là các DNNVV tỉnh Bình Phƣớc, thì có kết quả nhƣ là nghiên cứu tại Malaysia hay không.

1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nƣớc

Các nghiên cứu trong nƣớc chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại một doanh nghiệp hay thực trạng hệ thống thông tin kế toán,…hầu nhƣ có rất ít nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán, mà các nghiên cứu này chủ yếu là định tính, và rất ít nghiên cứu định lƣợng. Các nghiên cứu trên chỉ thực hiện tại nơi có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phát triển. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khẳng định hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán là một nhân tố ảnh hƣởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣng chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

1.3.3 Xác định khe hổng nghiên cứu

Thực tế việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại một số DNNVV ở Việt Nam cụ thể tại tỉnh Bình Phƣớc nơi chƣa phát triển công nghệ thông tin bằng các thành phố. Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán còn rất đơn giản, dữ liệu đầu vào sơ sài;

chƣa có tính hệ thống trong khâu thực hiện; nội dung lạc hậu, trùng lắp; các phƣơng pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chƣa chú ý đến khai thác các phƣơng tiện, kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại; chƣa tạo đƣợc sự kết nối, tính ổn định, định hƣớng giữa các thông tin phục vụ quản lý với nhu cầu thông tin của ngƣời sử dụng… Cuối cùng là chƣa có bằng chứng kiểm nghiệm về các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV nhằm đề xuất nâng cao hiệu quả HTTT kế toán, giúp các thông tin kế toán phục vụ hữu ích cho các DN đó chính là những khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ hoàn thiện những khoảng trống nghiên cứu ấy.

Điểm khác biệt so với các nghiên cứu trƣớc tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lƣợng. Nhằm gắn liền với tình hình thực tế nghiên cứu tại Bình Phƣớc và để kết quả đƣợc chính xác và đáng tin cậy. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là một tham khảo hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lập kế hoạch triển khai và sử dụng cũng nhƣ giám sát, kiểm soát hệ thống thông tin kế toán phù hợp và hiệu quả nhất. Nghiên cứu này sẽ là một tham khảo hữu ích cho doanh nghiệp lần đầu tiên ứng dụng AIS.

Tác giả nhận diện đƣợc khoảng trống nghiên cứu và lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán- nghiên cứu thực nghiệm tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc”.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng này trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin kế toán tỉnh Bình Phƣớc qua những nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu đồng thời giúp cho ngƣời đọc nắm đƣợc bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Từ các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng hiệu quả hệ thống thông tin kế toán tại DN chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố: Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện AIS, Kiến thức về AIS của nhà quản lý, Kiến thức về kế toán của nhà quản lý, Khả năng vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV, Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, Hiệu quả tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài. Ngoài ra, chƣơng này cũng trình bày điểm khác biệt của đề tài với các nghiên cứu trƣớc đây. Đề tài “Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin kế toán – nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Bình Phƣớc” trong điều kiện hiện nay vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, tác giả sẽ kết hợp cả phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để đề tài sát hơn nữa với thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)