Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức gửi trực tiếp tới các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn và qua thƣ điện tử (email).
Mục tiêu của việc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ là dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của luận văn. Vì tính quan trọng cũng nhƣ yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả cố gắng giải thích chi tiết, cặn kẽ cho đối tƣợng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng nhân tố ảnh hƣởng.
Các bảng câu hỏi sau khi tập hợp lại, tác giả tiến hành kiểm tra sơ bộ lại thông tin nếu cần phỏng vấn bổ sung hoặc loại bỏ bảng câu hỏi thiếu thông tin hay không phù hợp. Sau khi kiểm tra xong, tác giả tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS 20 và kiểm tra, làm sạch dữ liệu thêm lần nữa.
Phần mềm SPSS 20 sẽ xử lý và cho ra kết quả thống kê mô tả, các bảng tần số thể hiện số quan sát, tỉ lệ phần trăm, bảng tổng hợp phân tích các dữ liệu, kiểm định đối với các thang đo định lƣợng làm cơ sở phân tích và đƣa ra các hàm ý quản trị phù hợp.
- Cronbach Alpha: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo: Biến tiềm ẩn hay nhân tố ảnh hƣởng đƣợc đo lƣờng bằng nhiều biến quan sát (gọi là thang đo). Các biến quan sát cùng đo lƣờng một nhân tố ảnh hƣởng vì thế chúng phải tƣơng quan với nhau. Cronbach Alpha là phƣơng pháp kiểm tra độ tin cậy đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả HTTTKT sẽ đƣợc đƣa vào kiểm tra độ tin cậy. Các nhân tố chỉ đạt khi hệ số Cronbach Alpha nằm trong khoảng 0.6 < Cronbach Alpha < 0.9 và tƣơng quan giữa biến và tổng (Corrected
Item – Total Correlation) > 0.3.
- Exploratory Factor Analysis (EFA) để kiểm tra sự hội tụ của các biến. Phân tích nhân tố khám phá là phƣơng pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành các nhân tố ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Giả thuyết nghiên cứu: giả thuyết khoa học hay giả thuyết nghiên cứu (scientific/research hypothesis) là một nhận định sơ bộ, kết luận giả định về bản chất sự vật do ngƣời nghiên cứu đƣa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, và phải dựa trên cơ sở quan sát, không trái với lý thuyết và có thể kiểm chứng.
Sau khi xác định mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu để đƣa ra 6 giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau:
- Giả thuyết H1: Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện AIS tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.
- Giả thuyết H2 : Kiến thức của nhà quản lý về AIS tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.
- Giả thuyết H3: Kiến thức kế toán của nhà quản lý tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.
- Giả thuyết H4: Khả năng vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.
- Giả thuyết H5: việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.
- Giả thuyết H6: Sự tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài tác động cùng chiều đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán .
3.3.Quy trình nghiên cứu
Trong phần này tác giả trình bày chi tiết toàn bộ quy trình nghiên cứu của luận văn, bao gồm: nghiên cứu tổng quan tài liệu đề xuất mô hình nghiên cứu lần 1 - Nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm để đề xuất mô hình nghiên cứu lần 2 - Nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các nhân tố trong mô hình.