Chất lƣợng thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 39)

Chất lƣợng thông tin kế toán đƣợc xây dựng và phát triển trên nền tảng của chất lƣợng thông tin. Thông tin kế toán là thông tin về hoạt động kinh tế tài chính gắn liền với một đơn vị kế toán đƣợc thu thập, xử lý, tổng hợp hay trình bày thông qua hệ thống báo cáo kế toán. Trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) đã tổng hợp các quan điểm về chất lƣợng thông tin kế toán của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), chuẩn mực kế toán Việt Nam, tiêu chuẩn của CobiT.

Theo nhóm tổ chức nghề nghiệp kế toán nhƣ Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế; Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ hoặc theo chuẩn mực kế toán Việt nam, chất lƣợng thông tin kế toán đƣợc đánh giá qua chất lƣợng báo cáo

tài chính với mục tiêu giải thích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nhiều đối tƣợng sử dụng khác nhau với những mục đích khác nhau. Mục đích của nó là tăng tính so sánh đƣợc của thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau. Trên cơ sở này các phƣơng pháp ghi chép, hạch toán kế toán đƣợc xác định phù hợp.

Trong khi đó, theo quan điểm của công nghệ thông tin, do đặc thù xử lý và truy cập thông tin, vai trò của dịch vụ cung cấp thông tin rất quan trọng và nếu dịch vụ cung cấp thông tin này không đảm bảo sự tin cậy thì chất lƣợng thông tin cũng không đảm bảo. Vì vậy ngoài các tiêu chuẩn đảm bảo nội dung thông tin chính xác, đầy đủ thì tiêu chuẩn chất lƣợng thông tin còn tập trung chủ yếu vào các tiêu chuẩn đảm bảo sự an toàn, bảo mật và sẵn sàng sử dụng của thông tin đối với ngƣời sử dụng.

2.3 L thuyết về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán

Theo Lê Thị Ni ( 2014) cho rằng hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hƣởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ…) của doanh nghiệp.

Các hoạt động đầu tƣ CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp nhƣ hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lƣợc nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tƣ CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định đƣợc lộ trình đầu tƣ và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tƣ CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tƣ, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp.

Để xác định hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán (AIS) cụ thể, điều quan trọng đầu tiên là giới hạn này phải đƣợc xác định rõ ràng. Có những định nghĩa khác nhau của AIS .

Đƣợc xem nhƣ là một hệ thống phụ của hệ thống thông tin quản lý, nó thực hiện các hoạt động chủ yếu là các hoạt động tài chính, và các hoạt động phi tài chính trực tiếp có ảnh hƣỡng đến xử lý giao dịch kinh tế ( Siegel & Shim 1997). AIS có bốn tiểu hệ thống chính nhƣ đã đề cập trong Hall (2006) và có lien quan đến nghiên cứu này:

- Hệ thống xử lý giao dịch hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên với các chứng từ khác nhau từ tổ chức.

- Hệ thống báo cáo tài chính với những báo cáo thƣờng xuyên, nhƣ lá báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của pháp luật.

- Hệ thống tài sản cố định, mà các quá trình giao dịch lien quan đến việc mua sắm, bảo trì, và thanh lý các tài sản cố định.

- Hệ thống báo cáo quản lý, cung cấp cho mục đích quản lý nội bộ với báo cáo không thƣờng xuyên về tiền và kiến trúc cần thiết để tạo ra yêu cầu, chẳng hạn nhƣ ngân sách, dòng tiền…

AIS đƣợc tạo ra trong suốt quá trình kinh doanh, liên quan trực tiếp đến cấp độ, văn hóa tổ chức, và thiết kế chiến lƣợc của công nghệ thông tin mà doanh nghiệp đó có. Một số chức năng của AIS yêu cầu xuất hiện trong một doanh ngiệp đó là: ghi lại và thu thập thông tin về các hoạt động và giao dịch hằng ngày; thiết kế, xử lý và chuyển đổi dữ liệu thành thông tin sẽ đƣợc sử dụng trong việc ra quyết định cho việc lập kế hoạch, ứng dụng và các hoạt động quản lý. Thông tin kế toán đóng một vai trò quan trọng trong phƣơng pháp quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin kế toán đƣợc cho là có giá trị khi các thông tin đƣợc cung cấp phục vụ những yêu cầu thông thƣờng của ngƣời dùng. Một hệ thống có hiệu quả sẽ cung cấp hệ thống thông tin có hiệu quả tiềm năng về quá trình ra quyết định.

Thông tin kế toán thì thông thƣờng chia làm 2 nhóm: 1) Tất cả những thông tin có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định và đƣợc sử dụng chủ yếu để kiểm soát tổ chức và 2) những thông tin đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý trong công ty quyết định.

Huber cho rằng sự kết hợp của AIS dẫn đến sự phối hợp trong tổ chức, từ đó, lần lƣợt sẽ nâng cao chất lƣợng quyết định. Một số nghiên cứu trong kế toán cho thấy tính hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán phụ thuộc vào chất lƣợng đầu ra của một hệ thống thông tin mà sẽ đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng. AIS giúp các tổ chức tăng hiệu suất của mình thông qua việc ra quyết định tốt hơn vì nó cung cấp thông tin hữu ích và các báo cáo hàng ngày và hàng tuần. Hơn nữa, công ty có thể giám sát tất cả các hoạt động của mình trên cơ sở các thông tin này. Công nghệ thông tin đã dẫn đến một số thay đổi trong quá trình báo cáo thông tin tốt hơn. Nó tạo điều kiện đƣa ra quyết định bằng cách cho phép nhiều lựa chọn thay thế để giải quyết các vấn đề nằm trong tay của họ.

Theo Nicoloau & Sidnei (2001) AIS dựa trên hệ thống máy tính sẽ cải thiện và tăng cƣờng kiểm soát của công ty trong tổ chức. Quản lý thì tham gia nhiều loại hình hoạt động đòi hỏi chất lƣợng tốt và thông tin đáng tin cậy. Họ cũng yêu cầu thông tin phi tài chính nhƣ số liệu thống kê sản xuất, chất lƣợng sản xuất …

Tuy nhiên, chất lƣợng của thông tin đƣợc tạo ra bởi AIS là rất quan trọng cho nhà quản lý. Narasimhan & Kim ( 2001) lập luận rằng việc sử dụng AIS phụ thuộc vào cảm nhận chất lƣợng thông tin của ngƣời dùng. Nguyên tắc chung của tiêu chuẩn phụ thuộc vào độ tin cậy, kịp thời của thông tin, hình thức, mức độ và tầm quan trọng của quyết định. Hiệu quả của hệ thống kế toán cũng phụ thuộc vào quan điểm của việc ra quyết định về tính hữu ích của các thông tin đƣợc tạo ra bởi hệ thống thông tin cần thiết cho quá trình quản lý kinh doanh, báo cáo, ngân sách và kiểm soát, để vận hành tổ chức.

Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán đƣợc phân tích trên ba cơ sở: 1) phạm vi thông tin; 2) kịp thời; 3) tích hợp. Số lƣợng thông tin, ví dụ, tài khoản tài chính, thông tin nội bộ và bên ngoài là hữu ích trong việc dự đoán các sự kiện trong tƣơng lai. Kịp thời là chất lƣợng của sức mạnh hệ thống của thông tin kế toán cho một hệ thống các thông tin cần thiết để ngƣời sử dụng hài lòng. Tổng hợp các thông tin

đƣợc đƣa vào tài khoản, đã đƣợc quan sát thấy bằng việc thu thập và tổng hợp thông tin trong một khoảng thời gian quy định. Doll và Torkzadeh ( 1988) sử dụng một số khái niệm về sự hài lòng của ngƣời sử dụng để đo lƣờng sự hiệu quả của các hệ thống thông tin kế toán. Các khái niệm này là nội dung thông tin, chính xác, dễ sử dụng và kịp thời.

2.4 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam2.4.1 Giới thiệu chung 2.4.1 Giới thiệu chung

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia làm 3 loại cũng căn cứ vào quy mô đó là DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa.

Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Khu vực

Doanh nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời Công nghiệp và xây dựng 10 ngƣời trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời Thƣơng mại và dịch vụ 10 ngƣời trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 50 ngƣời Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 ngƣời đến 100 ngƣời

( Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về việc “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” ngày 30/06/2009)

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lao động dƣới 10 ngƣời, DN nhỏ có số lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời, còn DN vừa

có từ 50 đến 300 lao động, ở mỗi nƣớc ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nƣớc mình.

Ở Việt Nam, theo thông tƣ số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài Chính thì DNNVV đƣợc nhận dạng nhƣ sau: Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhƣng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dƣới 200 lao động, làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng); còn theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, thì: DNNVV đƣợc chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể ở Bảng 2.1.

Mục đích phân loại DNNVV nhƣ vậy, vừa là để triển khai các chủ trƣơng, chính sách trợ giúp phát triển DN; mặt khác để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trợ giúp phát triển DNNVV ở nƣớc ta.Việc phân loại này thể hiện sự đặc biệt coi trọng vai trò, vị trí quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân.

2.4.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Phạm Trà Lam (2012) cho rằng các DNNVV ở Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2010 theo công bố của Chính phủ cả nƣớc có trên 500.000 DNNVV. Với số lƣợng ngày càng gia tăng, các DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Có thể khái quát vai trò của DNNVV ở nƣớc ta nhƣ sau:

Vai trò phát triển nền kinh tế: Do chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các DN nên một khối lƣợng lớn giá trị gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân đƣợc tạo ra từ các DN này. Đóng góp tăng trƣởng kinh tế của DNNVV lên đến hơn 40% vào năm 2010. Đồng thời, các DNNVV cũng thu hút một nguồn lực lƣợng lao động đáng kể ở khắp mọi miền của đất nƣớc góp phần phát triển kinh tế (Phạm Trà Lam, 2012, trang 23).

Vai trò ổn định nền kinh tế: DNNVV có vai trò mạnh mẽ trong cung ứng thêm nhiều hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng mà các DN lớn có thể không đáp ứng đƣợc đầy đủ. Ở phần lớn các nền kinh tế, DNNVV là những nhà thầu phụ cho các DN lớn.

Thúc đẩy tính năng động của nền kinh tế: Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của DNNVV là quy mô hoạt động nhỏ nên xét về khía cạnh lý thuyết các DN này rất dễ điều chỉnh hoạt động theo sự biến động của nền kinh tế.

Ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng: Với đặc điểm DNNVV thƣờng sản xuất kinh doanh theo hƣớng chuyên môn hóa nên nhóm doanh nghiệp này tạo thành ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng để các DN lớn hoàn thiện sản phẩm.

Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế địa phương: Ở nƣớc ta phần lớn các DN lớn tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn trong khi các DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phƣơng góp phần quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm tại địa phƣơng. Hơn nữa, các DNNVV phát triển sẽ giúp địa phƣơng khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng.

Vai trò trong giải quyết các vấn đề xã hội: Do có mặt khắp mọi miền đất nƣớc, hoạt động trên nhiều ngành nghề khác nhau nên các DNNVV đã cùng với Nhà nƣớc có những đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ: giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, sử dụng lao động thƣờng xuyên hay lao động thời vụ; hạn chế các tệ nạn, tiêu cực phát sinh do không có việc làm; tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ nâng cao vai trò của ngƣời phụ nữ khi họ tham gia lao động trong các DN,…

2.4.3 Đặc điểm hoạt động và quản l của DNNVV ở Việt Nam

Trong các DNNVV thì DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm đại bộ phận (khoảng 90%, theo Bộ kế hoạch và đầu tƣ). Hình thức sở hữu gồm đủ các hình thức sở hữu nhƣ Nhà nƣớc, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân và sở hữu hỗn hợp. Về loại hình DN thì chủ yếu là DN tƣ nhân, Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DNNVV rất đa dạng nhƣng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ. Đối với lĩnh vực sản xuất, các DN nhỏ và siêu nhỏ vẫn hoạt động theo phƣơng thức thủ công, bán thủ công hoặc gia công.

Phần lớn DNNVV có năng lực tài chính kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm chủ yếu của họ thƣờng tiêu thụ trong thị trƣờng

nội địa, sức cạnh tranh yếu. Trình độ và hiệu quả quản lý còn thấp. DNNVV thƣờng đƣợc quản lý theo kiểu gia đình, mang nặng tính kinh nghiệm. Hầu hết các DN đều hoạt động độc lập, việc liên doanh liên kết còn nhiều hạn chế và có nhiều khó khăn. Hiệu quả kinh doanh của DNNVV thƣờng không cao và chịu áp lực cạnh tranh lớn nên tuổi thọ bình quân của DN thƣờng rất thấp. Tuy nhiên, cũng có một số DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản có sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.

2.4.4. Các khó khăn và thách thức đối với DNNVV ở Việt Nam hiện nay

DNNVV ở Việt Nam hiện nay vẫn bị phân biệt đối xử dù đã có sự nỗ lực từ phía cơ quan Nhà nƣớc. Cụ thể là so với các thành phần kinh tế khác nhƣ DN Nhà nƣớc, DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong các lĩnh vực đất đai, mặt bằng sản xuất, vay vốn tín dụng,.. thì DNNVV vẫn chƣa đƣợc đối xử công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)