Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 82 - 86)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Theo bảng 4.11 ở trên, hiệu quả AIS chung của mẫu nghiên cứu là 3.8758. Nếu đặt trong thang đo Likert 5 mức độ thì kết quả cho thấy các công ty nhận thức mức độ hiệu quả AIS của doanh nghiệp mình là đạt ở mức trên trung bình. Kết quả này cũng đạt ra một thách thức cho các nhà quản lý trong công tác tổ chức thực hiện và ứng dụng AIS nhằm nâng cao hiệu quả AIS trong doanh nghiệp mình.

Thống kê về sự nhận thức hiệu quả của từng yếu tố , cho thấy rằng có 51.5% đồng ý rằng chất lƣợng hệ thống AIS của doanh nghiệp mình là cao, trong khi đó 5% là không đồng ý và 27.5% là phân vân. Điều này cho thấy, chất lƣợng hệ thống của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát là ở mức trung bình ( Phụ lục 4).

Với yếu tố chất lƣợng thông tin, có tới 53% cho rằng chất lƣợng thông tin là cao, có nghĩa là khi ứng dụng thực hiện AIS, sẽ cho thông tin rõ ràng, đầy đủ, hữu dụng và chính xác.

Kết quả cũng cho thấy, có 50% đồng ý rằng mức độ sử dụng thông tin là cao khi ứng dụng AIS, còn lại 39.5% là phân vân và 17.5% là hoàn toàn đồng ý, điều này có thể đƣợc giải thích, vì khi thực hiện AIS sẽ cung cấp thông tin và cho phép ngƣời dùng sử dụng thông tin thƣờng xuyên để ra các báo cáo cần thiết, nếu AIS không hiệu quả thì không thể cho doanh nghiệp những thông tin và báo cáo mà doanh nghiệp yêu cầu(phụ lục 4)..

Yếu tố mà các nhà quản lý và doanh nghiệp cần nên lƣu ý, đó chính là sự hài lòng của ngƣời dùng và sự tác động đến cá nhân. Điều tra cho thấy, có tới 29.5% là tỏ ra phân vân với vấn đề sự hài lòng của ngƣời dùng, 1% là cho rằng ngƣời dùng không hài lòng và chỉ có 52.5% là đồng ý rằng có sự hài lòng. Trong khi đó, yếu tố tác động tích cực đến cá nhân, có tới 31% tỏ ra phân vân với yếu tố này, chỉ có 47.5% là đồng ý. 19.5% là hoàn toàn đồng ý với hai vấn đề này. Kết quả này có thể đƣợc giải thích là khi thực hiện AIS, sẽ có thể làm xáo trộn quy trình làm việc hàng ngày của nhân viên, nhân viên phải thao tác nhập liệu nhiều hơn trên phần mềm, phần mềm không có nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng, hoặc là ảnh hƣởng đến các vấn đề lợi ích cá nhân, cá nhân bị kiểm soát chặt chẽ hơn,…Cho nên, các nhà quản lý, khi thực hiện AIS, cần chú ý đến vấn đề về sự hài lòng của ngƣời dùng, từ đó có thể lựa chọn phần mềm phù hợp, có những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng(phụ lục 4)..

Yếu tố tác động tích cực tới tổ chức khi có thực hiện AIS, có tới 47.5% là đồng ý với nhận định này. Điều này cho thấy, các nhà quản lý đa số nhận ra rằng khi thực hiện AIS, thì sẽ tác động tích cực với tổ chức (thực hiện AIS giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu, tăng năng lực và hiệu quả tổng thể) (phụ lục 4).

Về kết quả thống kê chung về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả AIS, tóm tắt số liệu thống kê mô tả của các biến chính trong bảng 4.7 cho thấy hầu hết các nhà quản lý của công ty tham gia cao trong việc thực hiện AIS (trung bình bằng 3.70), kiến thức của họ về AIS (trung bình bằng 3.90), kiến thức về kế toán (trung bình bằng 2.76), khả năng vận dụng chế độ kế toán ( trung bình bằng 2.40), mức độ ứng dụng CNTT ( trung bình bằng 3.81) là mức trên trung bình. Khi đƣợc hỏi về hiệu quả tƣ vấn của các chuyên gia bên ngoài, các doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn đánh giá hiệu quả là không cao (trung bình bằng 2.50).

Về nhân tố sự tham gia thực hiện AIS của nhà quản lý, nhìn chung các nhà quản lý đều cho biết họ tham gia hầu nhƣ toàn bộ vào quá trình thực hiện AIS, chỉ riêng vấn đề sử dụng phần cứng thì đa số tham gia ở mức trung bình. Trong số các câu hỏi về xác định nhu cầu thông tin khi thực hiện AIS, thì có đến 13% số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng họ xác định rõ nhu cầu thông tin và 24% cho rằng họ hoàn toàn xác định rõ nhu cầu thông tin khi thực hiện AIS. Kết quả thống kê có 33.5% cho rằng họ tham gia cao trong việc giải quyết vấn đề kể từ khi thực hiện AIS và 19.5% cho rằng họ hoàn toàn tham gia trong việc này. Đối với vấn đề lựa chọn phần cứng, 3% cho rằng họ hoàn toàn không tham gia, 9% là không tham gia, 15.5% cho biết tham gia ở mức độ trung bình và 34.5% cho biết có tham gia ở mức cao. Về lựa chọn phần mềm, 25% ngƣời trả lời cho biết họ có tham gia cao trong việc lựa chọn phần mềm, trong khi đó, 35.5% còn lại là hoàn toàn tham gia vào quyết định lựa chọn phần mềm. Điều này cũng dễ giải thích, vì nhà quản lý nắm rõ quy trình hoạt động kinh doanh sản xuất, nhu cầu thông tin nên sẽ biết đƣợc phần mềm nào là phù hợp cho doanh nghiệp mình. Kết quả thống kê cũng cho thấy, các nhà quản lý đều tham gia không cao trong việc lập kế hoạch cho sự phát triển trong tƣơng lai của AIS (31%), hoặc là hoàn toàn tham gia và quyết định cho sự phát triển này(phụ lục 4)..

Về nhân tố kiến thức AIS của nhà quản lý, các nhà quản lý hoàn toàn có kiến thức về tin học 53%, trong khi đó kiến thức về CSDL đa số ở mức trung bình (49%). Hơn 50% nhà quản lý trả lời rằng họ có am hiểu về các ứng dụng kế toán và quản lý sản xuất(phụ lục 4)..

Về nhân tố kiến thức kế toán của nhà quản lý, 33% ngƣời trả lời cho biết rằng họ có kiến thức trung bình về kĩ thuật kế toán tài chính, có 21% cho biết có hiểu biết nhiều và 2% là am hiểu sâu rộng, Trong khi đó, về kĩ thuật kế toán quản trị, có 19.5% cho rằng họ hiểu biết hết, 2% cho biết có am hiểu sâu rộng và 41% là ở mức trung bình(phụ lục 4)..

Về nhân tố khả năng vận dụng chế độ kế toán trong Doanh nghiệp, 57% ngƣời trả lời cho biết rằng họ không hài lòng về mức độ phức tạp của các chuẩn mực, có 13% cho biết hài lòng và 2.5% là rất hài lòng, Trong khi đó, vềtính độc lập về nghề nghiệp có 47.5 % ngƣời trả lời cho biết rằng họ không hài lòng, có 14.5% cho biết hài lòng và 3% là rất hài lòng và về qui mô của doanh nghiệp có 52.5 % ngƣời trả lời cho biết rằng họ không hài lòng, có 10.5% cho biết hài lòng và 2.5% là rất hài lòng (phụ lục 4).

Về nhân tố mức độ ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán, 1.5% ngƣời trả lời cho biết rằng họ có không có hiểu biết về phần mềm kế toán chuyên dụng, có 54.5% cho biết có hiểu biết tốt và 15% là hiểu rất tốt. Trong khi đó, về tính chính xác, tin cậy và bảo mật trong ứng dụng CNTT có 2.5% ngƣời trả lời cho biết rằng họ có không có hiểu biết, có 56.5% cho biết có hiểu biết tốt và 16.5% là hiểu rất tốt. Về nhân viên kế toán có trình độ vi tính 3.5% ngƣời trả lời cho biết rằng họ có không có hiểu biết, có 56.5% cho biết có hiểu biết tốt và 12% là hiểu rất tốt (phụ lục 4).

Về nhân tố hiệu quả của nhà tƣ vấn, có 56.5% nhà quản lý không hài lòng về vấn đề tƣ vấn nghiệp vụ kinh tế của nhà tƣ vấn và 16% tỏ ra phân vân về hiệu quả tƣ vấn trong lĩnh vực này. Trong khi đó, vấn đề tƣ vấn về việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán thì có 49% họ trả lời rằng không hài lòng. Đây cũng là một lƣu ý thú vị cho các công ty cung cấp phần mềm cần nâng cao kinh nghiệm hơn trong việc tƣ vấn các nghiệp vụ kinh tế cũng nhƣ quy trình thực hiện AIS để giúp doanh nghiệp hài lòng hơn (phụ lục 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)