3.5.1 Đối tượng, thời gian, địa điêm khảo sát
Để thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu này, cần xác định rõ đối tượng khảo sát là các khách hàng cá nhân đã gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Bà Hom.
3.5.2 Phương pháp chọn mẫu và nội dung nghiên cứu
Theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần tổng số biến quan sát trong nghiên cứu khi ta sử dụng nhân tố khám phá (EFA), thường cỡ mẫu sẽ là 50 nhưng tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tức là ứng với 1 biến đo lường sẽ cần tối thiểu 5 quan sát, tuy nhiên tốt nhất là tỉ lệ nên 10:1 trở lên. Đối với phân tích hồi quy đa biến, công thức để tính cỡ mẫu tối thiểu là: n > 50 + 8p (trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu; p là tổng số biến độc lập trong mô hình).
Trong bài nghiên cứu này, với biến quan sát 25 nên số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập là: 5x25=125, do đề tài sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp EFA và hồi quy đa biến, nên cỡ mẫu sẽ được chọn dựa theo nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt.
Vì vậy, để đảm bảo cho tính đại diện và dự phòng cho những khách hàng không trả lời đầy đủ câu hỏi, tác giả quyết định chọn kích thước mẫu là 200
Tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện từng bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, lọc dữ liệu, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 22.
- Bước 2: Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được: Sử dụng bảng tần suất để mô tả các dữ liệu chi tiết của biến định tính; Sử dụng bảng mô tả để tính ra các giá trị trung bình khi muốn mô tả biến định lượng; Sử dụng bảng khám phá để biết được biến định tính và định lượng quan hệ với nhau như thế nào
- Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha.
- Bước 4: Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
- Bước 5: Thực hiện phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%.
Kiêm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, nói lên mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo từ 3 biến quan sát trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA, phải sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp ra khỏi thang đo vì nó có thể tạo ra các yếu tố giả ảnh hưởng đến kết quả.
Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Nếu hệ số càng cao thì thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp thang đo.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và Corrected Item – Total Correlation < 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đó.
- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt, từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt, từ 0.6 trở lên chỉ đủ điều kiện.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích độ tin cậy của từng thang đo để đảm bảo các biến không phù hợp được loại bỏ. Tiếp theo, sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Trong phân tích EFA, có hai ma trận quan trọng để xem xét khi đánh giá các thang đo, đó là ma trận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ số tương quan (factor structure matrix). Khi các nhân tố không có quan hệ với nhau thì
trọng số nhân tố giữa một nhân tố và một biến đo lường là hệ số tương quan giữa hai biến đó (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Các tiêu chí trong phân tích EFA:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1 ) thì phân tích nhân tố phù hợp, nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố không phù hợp. - Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát
trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Nếu giá trị Sig. Bartlett’s Test < 0.05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
- Eigenvalue là đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố và là tiêu chí được sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥ 1) mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Xem xét tổng phương sai trích (yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 50%): cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát.
- Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn; tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5.
Phân tích hồi quy
Phân tích tương quan Pearson: nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tuyến tính (r): r=0 là không có mối liên hệ hoặc liên hệ phi tuyến tính; r=+1 có liên hệ tuyến tính tuyệt đối; r>0 có liên hệ tuyến tính thuận và r<0 là liên hệ tuyến tính nghịch
Phân tích hồi quy đa biến:
- Phân tích hồi quy dùng để xác định trọng số của từng nhân tố độc lập tác động lên nhân tố phụ thuộc. Các nhân tố đã thỏa mãn trong bước phân tích nhân tố sẽ được trích ra và đưa vào sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình và các giả thuyết.
- Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, nhóm sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square)
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập (β1 = β2 = β3 = βn = 0). Nếu trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0,05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được.
- Các hệ số Beta đã chuẩn hóa sẽ cho biết cường độ tác động của biến độc lập cụ thể, trong mô hình nghiên cứu và hệ số Beta chưa chuẩn hóa dùng để đánh giá sự biến thiên của biên phụ thộc khi từng biến độc lập thay đổi.
Kiêm định sự khác biệt giữa các biến định tính
Phương pháp kiểm định ANOVA giúp kiểm tra giữa các biến định tính như giới tính, thu nhập,…và quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank-PGD Bà Hom có sự khác nhau đáng kể hay không. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA). Trong phân tích ANOVA, nếu kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig > 0,05 tức là không có sự khác biệt trong việc quyết định gửi tiền tiết kiệm giữa các khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày về mô hình đề xuất của đề tài gồm: thương hiệu, lãi suất, chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện, ảnh hưởng của người quen, sự an toàn và các phương pháp để thực hiện nghiên cứu, mô tả quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn sâu tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như khách hàng để xác định các mô hình đề xuất và điều chỉnh bảng câu hỏi về câu từ, ngữ nghĩa cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với đều kiện nghiên cứu); nghiên cứu định lượng (dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát với 200 khách hàng cá nhân). Sau đó trình bày sơ lược về các điều kiện thỏa mãn khi phân tích dữ liệu bằng SPSS 22. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương 4 tiếp theo.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tông quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-PGD Bà Hom
4.1.1 Thành tựu, quá trình hình thành và phát triên
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với tên tiếng Anh là Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank được thành lập và đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 theo giấy phép số 0006/NH-GP ngày 05 tháng 12 năm 1991 trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, sau khi sáp nhập Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia. Ban đầu Sacombank là một ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng mà hiện nay Sacombank đã trở thành 1 trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Năm 1996, Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng, mệnh giá tương đương 200,000 đồng/cổ phiếu và đã tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9,000 cổ đông tham gia góp vốn. Năm 2006, Sacombank đầu tiên tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng vốn là 1,900 tỷ đồng. Tháng 12 năm 2008 Sacombank khai trương chi nhánh đầu tiên tại Lào. Cổ phiếu STB của Sacombank đã được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam vào 2009. Năm 2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia. Năm 2012, cổ phiếu STB của Sacombank được nằm trong nhóm VN30. Đến 2013, Sacombank trở thành “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013”. Tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2021 về tổng vốn chủ sở hữu (28.364 tỷ đồng), vốn điều lệ (18.852 tỷ đồng) và mạng lưới hoạt động với 566 điểm giao dịch.
Đối với phòng giao dịch Bà Hom, được đi vào hoạt động ngày 14 tháng 1 năm 2011 tại địa chỉ 698 Tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TPHCM và thuộc chi nhánh Phú Lâm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có 2 loại PGD đó là tiềm năng và tiêu chuẩn, PGD Bà Hom là một trong những PGD tiềm năng.
4.1.2 Các sản phẩm tiết kiệm cho khách hàng các nhân tại Sacombank
4.1.2.1 Tiền gửi tiết kiệm truyền thống
Các sản phẩm tiết kiệm truyền thống phân chia theo thời gian gồm có tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kệm có kỳ hạn.
Đây là những sản phẩm thông thường mà bất cứ ngân hàng nào cũng áp dụng. Đồng thời, đối tượng sử dụng dòng sản phẩm này rất đa dạng. Tùy vào nhu cầu cũng như sở thích, khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn và mức lãi suất gửi tương ứng khác nhau.
Ngoài ra, sản phẩm truyền thống còn có những ưu điểm như sau:
- Đối với TGTK không kỳ hạn: khách hàng có thể bổ sung, rút vốn (một phần/toàn bộ) linh hoạt trong suốt thời gian gửi. TGTK không kỳ hạn có hình thức tương tự như tiền gửi thanh toán nhưng trong trường hợp này, khách hàng được cấp sổ để chứng minh tài khoản tiền tiết kiệm của mình. Và tính linh hoạt của sản phẩm nên TGTK không kỳ hạn có lãi suất thấp hơn nhiều so với TGTK có kỳ hạn.
- Đối với TGTK có kỳ hạn: Nếu khách hàng có nhu cầu tiết kiệm thì sản phẩm này có nhiều tiện ích và phù hợp hơn so với TGTK không kỳ hạn. Khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả lãi tuỳ ý (đầu kỳ, cuối kỳ hoặc theo định kỳ). Với số tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng có thể sử dụng để cầm cố; bảo lãnh cho bên thứ ba vay vốn, xác nhận khả năng tài chính cho bản thân, đi du lịch hoặc học tập ở nước ngoài… Ngoài ra, khách hàng cũng có thể chuyển quyền sở hữu khi sổ chưa đến hạn thanh toán, tham gia các đợt dự thưởng với lãi suất hấp dẫn. Và đặc biệt, khách hàng sẽ được bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo cho khoản tiền gửi của mình.
4.1.2.2 Tiết kiệm Đại Phát
• Tiện ích
o Lãi suất cao, tự động tăng 0,1%/năm sau mỗi 12 tháng.
o Miễn phí 12 tháng sử dụng Combo Tài khoản thanh toán.
o Vay cầm cố Thẻ Tiết kiệm với lãi suất ưu đãi.
o Kỳ hạn: 24, 36 tháng
o Số tiền gửi tối thiểu: 10.000.000 VND
o Định kỳ: hang quý, hàng 6 tháng, hàng năm và cuối kỳ.
• Điều kiện và thủ tục: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
4.1.2.3 Tiết kiệm trung niên phúc lộc
• Tiện ích
o Ưu đãi giảm lãi suất vay cầm cố Thẻ Tiết kiệm khi gửi từ ½ kỳ hạn trở lên.
o Tặng lãi suất thưởng khi gửi từ 12 tháng trở lên
• Đặc tính
o Kỳ hạn: 6 đến 36 tháng
o Dành cho Khách hàng từ 40 tuổi trở lên Định kỳ: hàng tháng, hàng quý, cuối kỳ
o Mức gửi tối thiểu: 10.000.000 VND hoặc 1.000 USD
• Điều kiện và thủ tục: CMND/CCCD/Hộ chiếu
4.1.2.4 Tiết kiệm có kỳ hạn ngày
• Tiện ích
o Hưởng lãi suất có kỳ hạn cho toàn bộ số ngày gửi
o Khách hang chủ động chọn số ngày gửi tiền theo nhu cầu
o Sử dụng Thẻ tiết kiệm để cầm cố vay vốn, chứng minh năng lực tài chính
• Đặc tính
o Kỳ hạn gửi: 7 ngày đến 99 ngày, áp dụng với loại tiền VND
o Lãi suất:
Bảng 4.1: Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn ngày Kỳ hạn Lãi suất áp dụng
7 đến dưới 30 ngày Trần lãi suất không kỳ hạn của NHNN 30 đến dưới 60 ngày Kỳ hạn 1 tháng
90 đến 99 ngày Kỳ hạn 3 tháng
• Điều kiện và thủ tục: CMND/CCCD/Hộ chiếu
4.1.2.5 Tiết kiệm Phù Đổng
• Tiện ích
o Thẻ tiết kiệm đứng tên bé
o Không giới hạn số lần, số tiền nộp (*)
o Giao dịch đa kênh
o Miễn phí SMS
• Đặc tính
o Khách hàng Việt Nam dưới 15 tuổi
o Kỳ hạn: 6 tháng, 1 đến 15 năm
o Số tiền gửi tối thiểu: 100.000 VND hoặc 5 USD
• Điều kiện và thủ tục
o Giấy khai sinh của bé
o CMND/CCCD/Hộ chiếu của Cha/Mẹ/Người giám hộ
o Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của Người giám hộ (nếu không phải Cha/Mẹ của bé)
4.1.2.6 Tiết kiệm tích tài
• Tiện ích
o Chủ động nộp tiền vào tài khoản tiết kiệm khi có nhu cầu tại quầy, eBanking, ATM, …
o Hưởng lãi suất có kỳ hạn hấp dẫn, thả nổi linh hoạt theo thị trường.
o Được cấp Thẻ tiết kiệm để theo dõi số dư
o Miễn phí dịch vụ thông báo giao dịch nộp tiền vào Thẻ tiết kiệm.
• Đặc tính
o Kỳ hạn: 6, 9, 12, 24 tháng
o Số tiền gửi tối thiểu mỗi lần: 1.000.000 VND hoặc 100 USD.
o Phương thức lãnh lãi: cuối kỳ
4.1.2.7 Tiền gửi tương lai
• Tiện ích
o Tự động trích tiền từ Tài khoản thanh toán để gửi tiết kiệm
o Tự động trả vốn và lãi vào Tài khoản thanh toán khi đến hạn, dễ dàng rút tiền tại các ATM
o Tự động mở mới Tiền gửi Tương lai, giúp kế hoạch tích góp được liên tục