5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:
2.2.1.8. Hệ số đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là khái niệm thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính đƣợc thể hiện bằng nhiều cách đo lƣờng khác nhau, tùy theo từng trƣờng hợp. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trƣớc sự thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.
Cơ cấu sử dụng nợ thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến là công thức đƣợc xác định bằng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho thấy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ là chỉ tiêu dùng để đo lƣờng sự đóng góp vốn của chủ sở hữu so với tổng số vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng và nó có tầm quan trọng nhƣ sau:
Một là, khi chủ nợ nhìn vào tỷ số này có thể thấy đƣợc tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu để có thể an tâm về khoản nợ của mình. Điều này giúp cho ngân hàng kích thích đa dạng nguồn vốn huy động.
Hai là, khi ngân hàng tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho ngân hàng sẽ gia tăng. Vì vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có tác động làm tăng tỷ suất lợi nhuận hay không còn tùy thuộc vào mối tƣơng quan giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn của ngân hàng.
Nhìn chung đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi hiệu quả sử dụng tài chính cao. Nhƣng ngƣợc lại, nó cũng sẽ làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị sụt giảm nhiều hơn khi suất sinh lời trên tài sản giảm. Do đó, việc huy động vốn ngân hàng cũng phải chịu một mức rủi ro cao do tăng lãi suất cho vay để đáp ứng nhu cầu của các chủ nợ.