5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:
2.2.2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP
Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product, viết tắt GDP) là giá trị thị trƣờng của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ nhất định trong một thời gian nhất định. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc đo bằng tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực tế, đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kì trƣớc chia cho quy mô kinh tế kỳ trƣớc. Nếu tỷ lệ này tăng cao là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy các cơ hội kinh doanh đƣợc cải thiện, nền kinh tế tăng trƣởng, và cuối cùng dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Ngƣợc lại, nếu tỷ lệ này âm cho thấy rằng nền kinh tế đang bất ổn, không có sự tăng trƣởng tốt và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ gặp khó khăn theo.
GDP là yếu tố gần nhƣ đƣợc đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu trƣớc đây. Trong nghiên cứu của Obamuyi (2003) về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, cụ thể là ở Nigera đã đƣa ra kết luật rằng khi một quốc gia có sự gia tăng hoạt động kinh tế nghĩa là cơ hội kinh doanh tăng , nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng theo đó tăng lên, và từ đó ngân hàng có thể tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận từ các hoạt động cấp tín dụng. Trong khi đó, Adama và Apélété (2017) lại cho rằng tốc độ tăng trƣởng GDP không làm gia tăng lợi nhuận Ngân hàng.