Kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 82)

5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận:

4.5. Kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu

4.5.1. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

Để kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge, giả thuyết kiểm định nhƣ sau:

H0: không có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình H1: có sự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định tự tƣơng quan ở phụ lục 4.2 cho thấy hệ số Prob > F là 0.0142 < 0.05, điều đó cho thấy giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các biến.

4.5.2. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi

Để kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Modified Wald, giả thuyết kiểm định nhƣ sau:

H0: không có hiện tƣơng phƣơng sai sai số thay đổi H1: có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi

Kết quả kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi ở phụ lục 4.3 cho thấy hệ số Prob > chi2 là 0.000 < 0.05, điều đó cho thấy giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi.

4.6. Khắc phục khuyết tật mô hình

Sau khi kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình bình phƣơng khả thi nhỏ nhất (Feasiable Generalized Lease Squares) để khắc phục khuyết tật mô hình nghiên cứu. Chi tiết đƣợc thể hiện ở bảng 4.7:

Bãng 4.7. Ước lượng mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật mô hình

ROA Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Prob

LOAN 0.0052659 0.0036317 0.147 DEPOSIT -0.0139909 0.0032236 0.000 LIQUDITY 0.0117696 0.0041227 0.004 SIZE 0.0013071 0.0004086 0.001 CAPITAL 0.0406137 0.0086731 0.000 Hằng số -0.0153936 0.0079741 0.054

Nguồn: Tác giả phân tích dữ liệu từ STATA 14.0 (Chi tiết ở phụ lục 5.1) Kết quả ƣớc lƣợng FGLS để khắc phục hiện tƣợng đa cộng tuyến và tự tƣơng quan

cho thấy tất cả các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê 1% ngoại trừ biến LOAN. Mô hình hồi quy đƣợc minh họa nhƣ sau:

ROA = -0.0153936 – 0.0139909*DEPOSIT + 0.0117696*LIQUIDITY + 0.0013071*SIZE + 0.0406137*CAPITAL

4.7. Đánh giá kết quả hồi quy

Bãng 4.8. Tổng hợp kết quã ước lượng hồi quy

Tên biến

Hệ số hồi quy

Pooled OLS FEM REM FEM sau khi

loại bỏ biến FGLS LOAN 0.0064014* (0.098) 0.0156992*** (0.001) 0.133718*** (0.001) 0.0171483*** (0.000) 0.0052659 (0.147) DEPOSIT -0.1729*** (0.000) -0.0269493*** (0.000) -0.0241689*** (0.000) -0.0278058*** (0.000) -0.0139909*** (0.000) LIQUIDITY 0.0095913* (0.072) 0.0166281*** (0.003) 0.0152316*** (0.004) 0.016461*** (0.003) 0.0117696*** (0.004) SIZE 0.0023618*** (0.000) 0.0011281 (0.197) 0.0019091*** (0.001) 0.0017652*** (0.009) 0.0013071*** (0.001) CAPITAL 0.0791845*** (0.000) 0.0621709*** (0.000) 0.0680092*** (0.000) 0.0635193*** (0.000) 0.0406137*** (0.000) GDP 0.0800052 (0.243) 0.1051921 (0.126) 0.0788144 (0.207) INF 0.0109412 (0.128) 0.0001855 (0.980) 0.0050849 (0.444) Hằng số -0.041833*** (0.000) -0.01868 (0.238) -0.0325095*** (0.004) -0.0241961* (0.075) Prob>F 0.000 0.000 R2 0.3179 0.3936

Kiểm định lựa chọn mô hình

F-Test 0.0000

Kiểm định Wald về tính thừa biến trong mô hình nghiên cứu

F (2,316) 1.44 Prob>F 0.2382

Kiểm định khuyết tật mô hình

Phƣơng sai sai số thay

đổi

Prob>chi2=0.000: có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi

Tự tƣơng

quan Prob>F=0.0142: có hiện tƣợng tự tƣơng quan

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. Giá trị thống kê t trong () Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích STATA 14.0

Từ kết quả phân tích hồi quy cũng nhƣ là kiểm định tính thừa biến đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8, có tất cả 5 biến vi mô nhƣng chỉ có biến DEPOSIT, LIQUIDITY, SIZE và CAPITAL đều có tác động đến tỷ lệ sinh lời ROA và có ý nghĩa thống kê, riêng biến LOAN là không có tác động đến ROA và không có ý nghĩa thống kê. Trong nhóm biến tác động đến chỉ số sinh lời của NHTM, có 3 biến gồm LIQUIDITY, SIZE và CAPITAL là có tác động cùng chiều đến ROA và biến DEPOSIT là tác động ngƣợc chiều đến ROA. Cụ thể nhƣ sau:

Bãng 4.9. So sánh kỳ vọng dấu và kết quã nghiên cứu

Biến Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu Hệ số hồi quy

DEPOSIT + - -0.0139909

LIQUIDITY +/- + 0.0117696

LOAN +/- Không có ý nghĩa

SIZE + + 0.0013071

CAPITAL + + 0.0406137

Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều, +/- là tác động 2 chiều Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.7.1. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT)

Hệ số hồi quy biến DEPOSIT đối với ROA âm và kết quả này lại không trùng với dấu kỳ vọng của tác giả nhƣng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. So với các nghiên cứu trƣớc đây thì kết quả này lại không có phù hợp với bất kỳ nghiên cứu nào. Kết quả biến DEPOSIT có ý nghĩa rằng khi các yếu tố khác không thay đổi và tỷ lệ tiền gửi khách hàng tăng 1% thì lợi nhuận ngân hàng giảm 1.14%. Điều đó cho thấy rằng khi có quá nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì khiến áp lực trả nợ của ngân hàng ngày càng cao trong khi nhu cầu tín dụng hiện nay của khách hàng thấp. Khi đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm và chi phí không thay đổi dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm theo. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm lợi nhuận giữa các NHTM là không đáng kể

4.7.2. Tỷ lê thanh khoản (LIQUIDITY)

Tỷ lệ thanh khoản LIQUIDITY đối với ROA dƣơng với mức ý nghĩa 1% và kết quả này phù hợp với dấu kỳ vọng mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Phƣơng Diễm (2016), Yuqi, L. (2006). Khi tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng tăng 1% thì tỷ lệ ROA của ngân hàng tăng 1.17%. Điều này giải thích rằng khi tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng cao, uy tín của ngân hàng tăng lên và ngân hàng có thể sử dụng một phần của tài sản đảm bảo để thanh khoản cho khoản đầu tƣ lớn. Do đó sẽ giúp ngân hàng thƣơng mại gia tăng lợi nhuận sau thuế đáng kể. Tuy nhiên, việc có quá nhiều tiền mặt để thanh khoản cho khoản đầu tƣ lớn buộc các NHTM phải gánh chịu một mức rủi ro khi thực hiện khoản đầu tƣ này.

4.7.3. Tỷ lệ cho vay khách hàng (LOAN)

Trƣớc khi tiến hành ƣớc lƣợng, tác giả đã kỳ vọng tỷ lệ cho vay khách hàng (LOAN) có tác động 2 chiều đến tỷ lệ ROA của NHTM và kết quả ƣớc lƣợng lại cho ra kết quả không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Weersainghe, V.E.I.W., & Perera.T.R (2013). Ba hoạt động chính của ngân hàng gồm cấp tín dụng, nhận tiền gửi và thực hiện chức năng thanh toán. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay khách hàng lại không tác động đến ROA hàm ý rằng trong thời gian gần đây, nhu cầu tín dụng của khách hàng thấp dẫn đến các NHTM tìm dịch vụ thay thế để gia tăng lợi nhuận cho mình. Do đó làm cho tỷ lệ cho vay khách hàng không tác động đến lợi nhuận.

4.7.4. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Hệ số hồi quy của biến SIZE đối với ROA dƣơng, kết quả này trùng với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra và có ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2013), Dinh (2013), Dietrich & Wanzeried (2011), Perera.T.R (2013), Adama & Apélété (2017), Võ Minh Long (2019). Kết quả này hàm ý rằng khi quy mô ngân hàng tăng 1% thì ROA của ngân hàng tăng 0.13%. Các NHTM Việt Nam có quy mô lớn và chi nhánh rộng rãi sẽ có một lợi thế trong việc huy động nguồn vốn, phát triển sản phẩm và dịch vụ, khả năng tiếp cận với khách hàng cao hơn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng có quy mô rộng rãi sẽ mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ, do đó việc gia tăng quy mô ngân hàng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Hiện nay cho thấy tổng tài sản của các NHTM có xu hƣớng tăng dần qua các năm, khi muốn phát triển một ngân hàng thì việc tăng trƣởng tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó, thực tế đã chứng minh đƣợc khi các NHTM lớn đứng đầu trong ngành ngân hàng thì có tốc độ tăng trƣởng tài sản nhanh và mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này chứng tỏ đƣợc sự phát triển quy mô rõ rệt đối với dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ sự tiếp cận của ngân hàng đến với khách hàng. Để việc mở rộng mạng lƣới và quy mô có hiệu quả tối đa thì các NHTM cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc tăng vốn cũng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho các NHTM.

4.7.5. Tỷ lệ vốn CSH (CAPITAL)

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy vốn CSH trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến ROA và kết quả này cùng dấu kỳ vọng mà tác giả đề ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dinh (2013), Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013), Đoàn Việt Hùng (2016), Võ Minh Long (2019), Võ Phƣơng Diễm (2016), Syafri (2012). Khi các yếu tố khác không đổi, vốn CSH tăng 1% thì tỷ lệ ROA của ngân hàng tăng 4.06%. Trong thời đại hội nhập hiện nay, các NHTM đang phải chịu áp lực tăng vốn lớn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn của Basel II (theo NFNSC – hệ thống tài chính của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố) nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ. Do vậy, các NHTM ra sức cải thiện, đƣa ra các kế hoạch và chiến lƣợc dài hạn có tầm nhìn để xây dựng mục tiêu có cơ cấu vốn cũng nhƣ tìm cách huy động nguồn

vốn rẻ nhất. Khi gia tăng vốn không chỉ giúp các NHTM có điều kiện mở rộng tín dụng cũng nhƣ đa đang hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số tài chính. Ngoài ra vốn có thể bảo vệ ngƣời gửi tiền khi ngân hàng gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động giúp cho các NHTM nâng cao uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Khi khả năng tài chính của ngân hàng nâng cao phù hợp sẽ tránh gây ra lãng phí về vốn cũng nhƣ tiết kiệm chi phí huy động vốn, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn nên lợi nhuận tăng theo, do đó mà việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm lợi nhuận của các NHTM tăng lên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Tóm lại, ở chƣơng này, tác giả đã trình bày về phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình. Tiếp theo đó, tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.

Sau đó tác giả kiểm định sự lựa chọn mô hình bao gồm kiểm định nhân tử Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận và mô hình REM là phù hợp. Tiếp đến là kiểm định Hausman để kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM, kết quả cho thấy là mô hình FEM là phù hợp nhất trong tất cả mô hình ƣớc lƣợng. Sau khi lựa chọn mô hình xong, tác giả kiểm định Wald để loại 2 biến GDP và INF ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số Prob không có ý nghĩa thống kê. Sau khi loại 2 biến trên, tác giả ƣớc lƣợng lại mô hình để cho ra kết quả phù hợp. Tuy nhiên thì sau khi ƣớc lƣợng thì mô hình lại xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai sai số thay đổi. Để khắc phục đƣợc hiện tƣợng này, tác giả sử dụng mô hình FGLS với mục đích để ƣớc lƣợng lại mô hình và khắc phục khuyết tật mô hình. Kết quả cho thấy các biến DEPOSIT, LIQUIDITY, SIZE và CAPITAL đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Riêng biến LOAN lại không có ý nghĩa thống kê do hệ số Prob > 10%. Chƣơng này là tiền đề để tác giả đi tiếp chƣơng còn lại.

CHƢƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ở chƣơng này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở chƣơng trƣớc và đƣa ra khuyến nghị đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nƣớc dựa trên kết quả nhận đƣợc. Đồng thời, tác giả còn nêu lên mặt hạn chế và hƣớng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài tiếp theo.

5.1. Thảo luận kết quả hồi quy

Với đề tài: ―Nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam‖, tác giả đã đƣa ra cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019. Thông qua việc sử dụng dữ liệu của 27 NHTM cùng với dữ liệu về tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát, nhóm tác giả nhận thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn CSH có tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Từ kết quả trên, có thể thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng tăng là nhờ vào sự gia tăng quy mô ngân hàng, gia tăng vốn CSH và gia tăng giá trị thanh khoản. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy các biến vĩ mô nhƣ GDP và lạm phát lại không thực sự ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, mô hình hồi quy nhƣ sau:

ROA = -0.0153936 – 0.0139909*DEPOSIT + 0.0117696*LIQUIDITY + 0.0013071*SIZE + 0.0406137*CAPITAL

Với các yếu tố các không đổi thì:

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) tăng 1% thì ROA giảm 1.39909% Tỷ lệ thanh khoản (LIQUIDITY) tăng 1% thì ROA tăng 1.17696%

Tổng tài sản (đại diện là biến quy mô NH)(SIZE) tăng 1% thì ROA tăng 0.13071%

Tỷ lệ vốn CSH (CAPITAL) tăng 1% thì ROA của ngân hàng tăng 4.06137%

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPOSIT)

Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể thấy đƣợc tiền gửi khách hàng có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại. Trong quá trình nhu cầu tín dụng thấp nhƣng áp lực trả nợ của NH cao, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, ngân hàng có thể giảm lãi suất huy động để hạn chế số lƣợng tiền gửi từ khách hàng vào ngân hàng, điều này giúp ngân hàng hạn chế tiền lãi phải trả cho khách hàng nhằm hạn chế chi phí phát sinh và góp phần làm tăng lợi nhuận.

Thứ hai, ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, điều này góp phần làm gia tăng doanh thu để chi trả cho các khoản tiền lãi huy động. Từ đó góp phần làm cân bằng lợi nhuận cho ngân hàng.

5.2.2. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Dựa trên kết quả nghiên cứu ta có thể thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi luận của NHTM. Do đó, để tăng lợi nhuận thì các NHTM cần phải gia tăng tài sản. Đối với một thị trƣờng cạnh tranh sôi nổi nhƣ hiện nay, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị:

Một là, các NHTM có thế tăng quy mô ngân hàng thông qua việc gia tăng vốn. Ƣu điểm của việc này là nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng tín dụng, tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng vốn cần phải hết sức thận trọng (Minh Khuê, 2018). Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều tập trung đến trào lƣu tăng vốn nhằm mở rộng kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ trong nhiều năm tới, tăng độ vững mạnh của tài sản, xử lý nợ xấu,…

Hai là, đầu tƣ vào tài sản cố định nhƣ xây dựng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch ở những vị trí chiến lƣợc, những khu dân cƣ đông đúc, khu công nghiệp để tăng cƣờng sự phổ biến của ngân hàng đến với khách hàng. Đối với các ngân hàng lớn có khả năng tài chính mạnh có thể phát triển và mở rộng các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các nƣớc trong khu vực.

Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô của từng NHTM phải phụ thuộc vào khả năng tài chính cũng nhƣ đối tƣợng khách hàng mà ngân hàng hƣớng tới để tránh gây ra việc lãng phí kinh phí làm tổn thất đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng.

5.2.3. Tỷ lệ vốn CSH (CAPITAL)

Dựa trên nghiên cứu, việc tăng vốn CSH góp phần làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Trong giai đoạn các NHTM đang nỗ lực tăng vốn bằng cách huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Basel II, tác giả đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w